【bảng xếp hạng đức 2023】Chứng khoán Mỹ rơi thẳng đứng, Nhật Bản có “ngày tồi tệ nhất từ trước đến nay”
Màn hình hiển thị chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 5/8/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN |
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones rớt 1.033,99 điểm (tương đương 2,6%) xuống 38.703,27 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite mất 3,43% còn 16.200,08 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 lùi 3% xuống 5.186,33 điểm. Dow Jones và S&P 500 đều ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2022.
Những lo ngại về suy thoái kinh tế ở Mỹ là thủ phạm chính gây ra cuộc khủng hoảng thị trường toàn cầu sau báo cáo việc làm gây thất vọng của Mỹ vào ngày 02/08. Nhà đầu tư cũng lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chậm trễ hạ lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế bị suy thoái, mà thay vào đó, ngân hàng trung ương đã chọn giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 2 thập kỷ vào tuần trước.
Nhà đầu tư đang tiếp tục bán tháo các cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn và các giao dịch trí tuệ nhân tạo đã từng rất “hot”. Cổ phiếu công nghệ nằm trong số những cổ phiếu giảm mạnh nhất trong ngày thứ Hai.
Cụ thể, cổ phiếu Nvidia sụt 6,4% vào ngày thứ Hai, góp phần nâng tổng mức lao dốc từ mức đỉnh 52 tuần lên gần 29%. Cổ phiếu Apple mất 4.8% sau khi Berkshire Hathaway của Warren Buffett cắt giảm 50% số cổ phiếu Apple đang nắm giữ. Những cổ phiếu cũng ghi nhận sắc đỏ khác bao gồm cổ phiếu Tesla, giảm 4,2% và cổ phiếu Super Micro Computer lùi 2,5%.
Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, khép phiên ở mức 38, sau khi tăng lên mức cao tới 65, mức cao nhất kể từ những ngày đầu đại dịch Covid-19 vào năm 2020.
Chỉ có 22 cổ phiếu thuộc S&P 500 ghi nhận sắc xanh trong phiên giao dịch khắc nghiệt này đối với nhà đầu tư.
Tại châu Âu, chỉ số Stoxx 600 giảm 3%, phản ánh tâm lý lo ngại lan rộng trên toàn cầu. Đáng chú ý, Chỉ số biến động CBOE (VIX) - còn được gọi là "chỉ số sợ hãi" của thị trường - đã tăng vọt lên 53 điểm, mức cao nhất kể từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19 năm 2020, trước khi hạ nhiệt và giao dịch ở mức 46 điểm. Sự gia tăng mạnh mẽ của chỉ số này phản ánh mức độ lo ngại và bất ổn cao trên thị trường tài chính.
Tại châu Á, thị trường chứng khoán Nhật Bản xác nhận thị trường giá xuống (bear market) khi các nhà đầu tư châu Á – Thái Bình Dương có cơ hội đầu tiên phản ứng với số liệu việc làm tồi tệ ở Mỹ vào ngày 02/08. Chỉ số Nikkei lao dốc 12,4%, đóng cửa ở mức 31.458,42 điểm, là phiên tồi tệ nhất đối với chỉ số này kể từ “Thứ Hai Đen tối” năm 1987 xảy ra ở Phố Wall. Mức giảm 4.451,28 điểm của chỉ số này cũng là mức giảm điểm lớn nhất trong toàn bộ lịch sử của chỉ số. Chỉ số Dow Jones đã sụt hơn 22% chỉ trong một ngày vào “Thứ Hai Đen tối”./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·Đà Nẵng kiến nghị chuyển hơn 268 tỷ vốn đầu tư công sang năm 2022
- ·Chính thức ban hành Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài
- ·Nhà đầu tư FDI duy trì lòng tin với Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- ·Nâng cao tinh thần thể thao, tạo sự gắn kết, sẻ chia trong công nhân lao động
- ·Quảng Nam phê duyệt đầu tư hàng loạt dự án nhà ở thương mại
- ·Chính phủ trình lại Quốc hội phương án đầu tư cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021
- ·Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- ·“Đường đua” FDI sôi động trở lại
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·AFD cho vay ưu đãi không bảo lãnh 70 triệu Euro để mở rộng Thủy điện Hòa Bình
- ·Vòng chung kết U19 quốc gia 2022: U19 Bình Dương có điểm số đầu tiên
- ·Hậu Giang ban hành kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh theo 2 giai đoạn
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021
- ·“Đường đua” FDI sôi động trở lại
- ·Tiền Giang giải ngân kế hoạch đầu tư công đạt 60,3% kế hoạch
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Dứt khoát “chuyển” vốn, nếu giải ngân vốn đầu tư công chậm