【bong da anh moi nhat】Bức tranh thị trường bất động sản sáng dần
Những tín hiệu tích cực
Số liệu báo cáo từ 56/63 địa phương được Bộ Xây dựng tổng hợp cho biết,ứctranhthịtrườngbấtđộngsảnsángdầbong da anh moi nhat trong quý III/2020, toàn quốc có 36.884 giao dịch bất động sảnthành công, trong đó TP.HCM đạt 6.722 giao dịch, tăng 70,6% so với quý II và Hà Nội đạt 2.966 giao dịch, tăng 119%. Tính theo khu vực, toàn miền Bắc có 10.220 giao dịch thành công, miền Trung là 14.582 giao dịch tại miền Nam là 12.082 giao dịch. Các giao dịch này tập trung chủ yếu ở phân khúc bình dân, còn lượng giao dịch bất động sản cao cấp giảm so với quý trước.
Báo cáo mới công bố của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, lượng sản phẩm giao dịch thành công trong quý III/2020 bình quân trên cả nước tăng khoảng 10-25% so với quý II nhờ các doanh nghiệpđã nhanh chóng thích ứng, bám sát các chính sách hỗ trợ của Chính phủ sau thời gian giãn cách xã hội.
Về từng phân khúc, theo dữ liệu nghiên cứu của trang Batdongsan.com.vn, đối với nhà riêng để bán, mức độ quan tâm trong quý III/2020 tăng 25% so với quý II, nhà mặt phố tăng 19%. Tại các tỉnh phía Bắc, mức độ quan tâm đất thổ cư tăng 10%, đất nền dự ántăng 15%, trong khi nhà riêng giảm 12%.
Đề cập cụ thể một số khu vực ở phía Bắc có diễn biến đáng chú ý, trang này cho biết, các khu đất thổ cư có mức độ quan tâm tăng nổi bật theo vùng trong quý III là huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) tăng 52% theo quý và tăng 2% theo năm; huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) tăng 30% theo quý và tăng 87% theo năm; huyện Hoài Đức (Hà Nội) tăng 9% theo quý và giảm 4% theo năm; huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) tăng 111% theo quý và tăng 66% theo năm; quận Dương Kinh (Hải Phòng) tăng 25% theo quý và tăng 19% theo năm; huyện Kim Bôi (Hòa Bình) tăng 12% theo quý và tăng 61% theo năm… Tính chung, bất động sản Vĩnh Phúc được quan tâm nhiều nhất trong khu vực phía Bắc với tỷ lệ tăng 15% so với quý trước, tiếp theo là Quảng Ninh với mức tăng 9%, Hải Phòng có tỷ lệ tăng là 1%...
Đáng chú ý, phân khúc bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng sau thời gian dài yên ắng vì các lệnh giãn cách cũng rục rịch hoạt động khi nhiều khu du lịch đã mở cửa trở lại cùng với nhiều chính sách khuyến mãi để kích cầu du lịch trong nước, nhiều dự án nghỉ dưỡng cũng khai mở bán trở lại trên quy mô toàn quốc, nhất là tại các tỉnh “mới nổi” như Bình Thuận, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Thực tế, thị trường không chỉ khôi phục về lượng giao dịch, mà tâm lý nhà đầu tưcũng đã vững hơn, thể hiện qua nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng nhanh cùng các hoạt động giới thiệu, ra mắt các dự án. Ghi nhận của Báo Đầu tư Chứng khoáncho thấy, từ cuối tháng 8/2020 đến nay, các sự kiện giới thiệu dự án trực tiếp tại nhiều sàn bất động sản ở Hà Nội và TP.HCM đã trở nên nhộn nhịp và thường xuyên hơn với trung bình 1 sự kiện/tuần/sàn, thậm chí có sàn tổ chức 2-3 sự kiện/tuần.
Theo ông Vũ Kim Giang, Tổng giám đốc Hải Phát Land, tâm lý khách hàng bớt canh cánh vì dịch bệnh đã giúp cho việc tổ chức các sự kiện giới thiệu, tư vấn dự án trực tiếp trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn, qua đó bổ sung phần nào phần doanh số bị thiếu hụt do giãn cách xã hội, cho dù chưa thể tổ chức được các sự kiện trên quy mô lớn như trước đây.
“Cũng cần phải nhấn mạnh tới vai trò của việc hạ trần lãi suất huy động của Ngân hàngNhà nước giúp lãi suất cho vay mua nhà giảm so với trước đây, phần nào làm giảm gánh nặng chi phí trong bối cảnh mặt bằng giá bất động sản có xu hướng tăng như hiện nay”, ông Giang chia sẻ thêm.
Liên quan tới động lực chính sách, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, dù còn có nhiều khó khăn, nhưng nhờ một loạt chính sách mới được ban hành như Luật Đầu tư sửa đổi 2020, Luật Xây dựng sửa đổi 2020, Nghị định 25/2020/NĐ-CP… đã mang lại nhiều điểm tựa cho thị trường.
“Hồi sức” với những kế hoạch mới
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, sau 2 đợt giãn cách để phòng chống lây nhiễm Covid-19, từ đầu tháng 8/2020, hầu hết doanh nghiệp bất động sản đã mở bán trở lại các dự án đã lên kế hoạch trước đó, đồng thời công bố kế hoạch kinh doanh thời kỳ mới và tìm kiếm nhân sự phù hợp cho chiến lược lâu dài.
Đáng chú ý, báo cáo nhấn mạnh tiềm năng của mảng bất động sản công nghiệp và xem đây điểm sáng nhất của thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới với nhiều yếu tố hỗ trợ như Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, kế hoạch rời Trung Quốc của nhiều tập đoàn đa quốc gia và một trong số điểm đến là Việt Nam nhờ khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh…
Phân khúc nhà ở trung cấp và bình dân cũng được đánh giá là giàu tiềm năng nhờ tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập của người dân ngày một cải thiện… kéo nhu cầu về nhà ở tăng cao.
“Các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp phát triển bất động sản đã có những giải pháp mới để tiếp cận khách hàng, thay đổi chiến lược hoạt động để đón đầu xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI, xu thế đô thị hóa ở các địa phương. Ngoài ra, với những ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên, hệ thống giao thông đi lại được cải thiện hơn, cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng, thị trường bất động sản Việt Nam đang có những lợi thế riêng hấp dẫn nhà đầu trong và ngoài nước, nhất là với bất động công nghiệp, bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng…”, báo cáo đánh giá.
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, theo đại diện An Thịnh Group, về tổng thể, thị trường bất động sản Việt Nam còn nhiều tiềm năng khai thác. Trong giai đoạn tới, với việc Chính phủ đã và đang tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu ban hành nhiều chính sách mới hỗ trợ thị trường bất động sản, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc, tồn đọng đối với các dự án từ năm 2019 trở về trước.
“Nhìn về dài hạn, bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Khách hàng có tiền mặt vẫn chọn bất động sản là kênh tích lũy tài sản an toàn. Thế nhưng, giai đoạn này họ sẽ chỉ lựa chọn sản phẩm thanh khoản cao và có giá trị thực, bao gồm yếu tố thương hiệu chủ đầu tư, pháp lý dự án, cam kết đầu tư phát triển dự án bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và tiện ích phục vụ nhu cầu an cư”, vị này nói.
Còn theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, cần chờ sang năm 2021 để thấy rõ hơn tín hiệu phục hồi, còn hiện tại là lúc các doanh nghiệp lên kế hoạch cho năm tới với sự chuẩn bị kỹ càng hơn, thận trọng hơn theo diễn biến thị trường. Nhìn chung, với kỳ vọng những vướng mắc liên quan tới pháp lý tiếp tục được tháo gỡ, dịch bệnh Covid-19 kiểm soát tốt hơn, thị trường sẽ có nhiều triển vọng hơn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Khao khát tìm gặp mẹ cha
- ·'Biển người' tiếc thương vô hạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Trải nghiệm hè “rèn luyện cùng con”
- ·Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- ·Hỗ trợ hơn 200 triệu đồng cho 2 gia đình có 3 nạn nhân đuối nước
- ·Huyện Bàu Bàng: Gần 400 người đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện
- ·HSBC cho 2 công ty của REE vay hơn 800 tỷ đồng đầu tư điện mặt trời
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Ðề nghị ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Đưa quan hệ Việt
- ·Đầu tư xây dựng mới khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai
- ·Ý nghĩa “Bữa cơm tri ân” gia đình chính sách
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Phú Giáo
- ·Câu lạc bộ Hưu trí tỉnh: Nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên
- ·Bình Định:Công ty Minh Dư xin chấm dứt dự án chăn nuôi công nghệ cao 537 tỷ đồng
- ·Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- ·Đề xuất dừng thực hiện Dự án Nạo vét luồng vào cảng Kỳ Hà giai đoạn 2