【ngoại hạng anh đêm qua】Đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng Di sản
Trước đây,ĐảmbảosinhkếbềnvữngchongườidacircntrongvugravengDisảngoại hạng anh đêm qua người dân sinh sống trong khu vực Di sản Quần thể danh thắng Tràng An chỉ quen với nghề làm nông nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công. Hiện nay, họ đã chuyển sang làm dịch vụ du lịch như, kinh doanh lưu trú, nhà hàng ăn uống, chèo thuyền phục vụ du khách, chụp ảnh, hướng dẫn viên tại điểm du lịch, bán hàng, dịch vụ du lịch cộng đồng… Sự thay đổi này giúp chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hợp lý hơn, người lao động có cơ hội tìm việc làm và thu nhập cao hơn trước. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt.
Sinh năm 1982, chị Đỗ Thị Tuyền, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư có 18 năm lái đò ở Khu Du lịch sinh thái Tràng An. Từ năm 2003, khi khu du lịch mới đang trong quá trình xây dựng, chỉ có 20 thuyền, chị là người chuyên chở các đoàn khảo sát, công nhân đi làm ở khu du lịch.
Chị Tuyền cho biết, từ khi vào làm ở khu du lịch, cuộc sống đã thay đổi đáng kể. Trước đây, chị chỉ làm nông, thu nhập bấp bênh không ổn định. Từ khi có du lịch, cuộc sống của chị dần cải thiện, ổn định hơn. Không những thế, trong quá trình làm việc, chị còn được giao tiếp, học hỏi từ du khách trong và ngoài nước.
"Du lịch mang đến cho tôi và nhiều người lái đò nơi đây nói chung những điều tốt đẹp. Do đó, chúng tôi quyết tâm giữ gìn và bảo vệ Khu Du lịch ngày càng phát triển", chị Tuyền chia sẻ.
Năm 2014, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức đưa Quần thể danh thắng Tràng An vào danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Sự kiện trọng đại này đã mang lại cho du lịch Ninh Bình cơ hội, diện mạo mới. Quần thể danh thắng Tràng An trở thành “di sản sống” với 44 nghìn người dân ở đây, trong đó vùng lõi có trên 14 nghìn người. Từ khi đó, sự tác động của du lịch đã làm phong phú thêm sinh kế của cư dân địa phương. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh từ nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sang dịch vụ. Hoạt động nông nghiệp chỉ chiếm hơn 15% trong cơ cấu kinh tế vùng di sản.
Quần thể danh thắng Tràng An đang tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động trực tiếp, 20 nghìn lao động gián tiếp. Ngoài ra, người dân được tham gia vào việc bảo vệ, quản lý di sản, đóng góp ý kiến xây dựng cơ chế, chính sách, đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn di sản với sinh kế bền vững cho người dân.
Bà Hoàng Thị Thu Hường, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Du lịch sinh thái Tràng An cho biết, Khu Du lịch đang tạo việc làm cho 1.300 lái đò, với mức lương 5-6 triệu đồng/tháng chủ yếu là phụ nữ từ 45-60 tuổi. Khu du lịch thường xuyên tổ chức chương trình tập huấn thường kỳ về nghiệp vụ du lịch cho lái đò; đồng thời giúp họ nhận thấy tầm quan trọng cũng như hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội khi phát triển du lịch tại địa phương. Khu du lịch luôn cố gắng đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người dân địa phương để thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia vào hoạt động du lịch.
Du lịch phát triển không chỉ tạo sinh kế bền vững cho người dân nơi đây mà còn góp phần khôi phục lại các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một, trong đó, có nghề thêu truyền thống ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư.
Năm 1994, toàn xã Ninh Hải chỉ có khoảng 10 hộ làm thêu tay với mục đích gia công sản phẩm cho các công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Nhờ du lịch phát triển, hàng trăm hộ trong xã đã khôi phục và phát triển nghề thêu ren truyền thống. Đặc biệt, sau năm 2014, khi Quần thể danh thắng Tràng An trở thành Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, khách du lịch tăng mạnh, nhất là khách quốc tế, hoạt động du lịch trở thành kênh xúc tiến thương mại quan trọng giúp nhiều công ty xuất, nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới biết đến làng nghề thêu ren Ninh Hải, tìm về đặt hàng, thu mua sản phẩm. Từ đó, nghề thêu truyền thống ở nơi đây có cơ hội khôi phục và phát triển theo hướng phục vụ du lịch. Hiện nay, nghề thêu truyền thống ở xã Ninh Hải giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Huyện Hoa Lư hiện có 272 di tích, trong đó, 65 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, 27 di tích Quốc gia, 38 di tích cấp tỉnh (trong đó có Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới là Quần thể danh thắng Tràng An).
Kết cấu hạ tầng du lịch tại địa phương được tập trung đầu tư xây dựng đảm bảo yêu cầu phát triển. Nhiều công trình trọng điểm về du lịch được đầu tư từ vốn Nhà nước như: Dự án xây dựng cụm công nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Vân; xây dựng làng nghề thêu ren Ninh Hải; xây dựng mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp chất lượng cao gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp trực tiếp đến với du khách...
Tính hết năm 2022, toàn huyện có 256 cơ sở lưu trú với 2.500 phòng nghỉ, 5.100 giường, trong đó, gần 200 cơ sở lưu trú là loại hình du lịch homestay. Huyện xây dựng, phát triển nguồn nhân lực du lịch tại chỗ với trên 3.000 người vừa chèo đò, bán hàng vừa trực tiếp làm hướng dẫn viên du lịch.
Để tiếp tục bảo tồn di sản, bên cạnh việc tạo sinh kế bền vững cho người dân trong vùng di sản, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư Hoàng Ngọc Hòa cho biết, thời gian tới, huyện chủ động rà soát, lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết khu, điểm dân cư trong vùng đệm, vùng lõi di sản làm cơ sở quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quản lý di sản và làm cơ sở quy hoạch xây dựng, hình thành khu, điểm du lịch cộng đồng. Qua đó, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình tham gia phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân gắn với bảo vệ di sản bền vững.
Đồng thời, huyện đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch cũng như có chính sách hỗ trợ người dân xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển du lịch. Huyện đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng, kiến thức du lịch, ngoại ngữ và ý thức văn minh, lịch sự trong giao tiếp, phục vụ người dân tham gia làm dịch vụ du lịch tại khu, điểm du lịch... Qua đó, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư nhằm thực hiện mục tiêu quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản và phát triển du lịch bền vững.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- ·Irish President, First Lady to pay State Visit to Việt Nam
- ·Việt Nam, Indonesia to bolster security ties
- ·CLV Development Triangle aims for sustainable development
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Việt Nam treasures support from Ireland: top legislator
- ·National Assembly adopts five
- ·Public debt near red line: NA deputies
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Irish President to pay state visit to Việt Nam
- ·Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- ·PM calls for more investment from German businesses
- ·Ireland, HCM City to strengthen co
- ·Hà Nội to crack down on fire hazards
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·VN steadfast on economic reforms, IMF delegation told
- ·VN bent on renewing itself: PM
- ·President affirms $6b Italian trade target
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Việt Nam, Russia enjoy dynamic comprehensive partnership