会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số trận đan mạch】Xem xét kỹ lưỡng chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù phòng, chống dịch Covid!

【tỷ số trận đan mạch】Xem xét kỹ lưỡng chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù phòng, chống dịch Covid

时间:2025-01-26 03:13:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:997次
Toàn cảnh buổi làm việc - (Ảnh :TTXVN)

Chiều 3/12,étkỹlưỡngchínhsáchđặcbiệtđặccáchđặcthùphòngchốngdịtỷ số trận đan mạch tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Thường trực Ủy ban Xã hội và một số cơ quan liên quan, xem xét việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù trong phòng, chống dịch Covid - 19 để thực hiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid - 19.

Về vấn đề này, bgày 17/11/2021, Chính phủ đã có Tờ trình số 521/TTr-CP đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về nội dung trên. Theo đó, dự thảo Nghị quyết có 6 chính sách lớn quy định về: nhân lực tham gia tiêm chủng, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị người nhiễm Covid - 19; thanh toán chi phí tiêm chủng, xét nghiệm, khám bệnh, chữa bệnh Covid - 19; khám bệnh, chữa bệnh từ xa; thuốc, nguyên liệu làm thuốc; bình ổn giá trang thiết bị y tế; chính sách tiền lương, tiền công, phụ cấp và chế độ chính sách đối với người được điều động tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch Covid - 19.

Quan điểm của Thường trực Ủy ban Xã hội, là nhất trí sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị các cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện cần được xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng do có đối tượng tác động lớn, phạm vi thực hiện không chỉ đối với hệ thống y tế mà cả ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, Tờ trình cũng chưa làm rõ tính cấp bách để được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 30/2021/QH15, một số chính sách được trình để giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong thời gian trước, một số chính sách được trình để thực hiện lâu dài và dự kiến sẽ được bổ sung, điều chỉnh khi sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Về thanh toán chi phí tiêm chủng, xét nghiệm, khám bệnh, chữa bệnh Covid – 19, Tờ trình của Chính phủ, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân Covid - 19 tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid - 19 còn gặp khó khăn trong việc bóc tách chi phí để thanh toán theo các nguồn. Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ làm rõ các loại hình cơ sở thu dung, điều trị Covid - 19 và xác định cụ thể việc bảo đảm kinh phí vận hành, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho người nhiễm Covid - 19 cho từng hình thức cơ sở thu dung, điều trị Covid - 19 để làm cơ sở cho việc thanh toán các chi phí từ nguồn ngân sách nhà nước một cách rõ ràng, tránh chi trùng.

Về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người nhiễm Covid - 19, Thường trực Ủy ban thống nhất với Tờ trình của Chính phủ về việc thực hiện thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng và mức giá mua vào theo kết quả đấu thầuđược cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, Chính phủ cần tổng kết các chi phí khám chữa bệnh Covid - 19 thời gian qua, làm rõ mức trích từ quỹ bảo hiểm y tế để bảo đảm an toàn quỹ cũng như đảm bảo tính minh bạch, khả thi.

Cơ bản nhất trí việc cần có giải pháp thanh toán các chi phí trong tiêm chủng, xét nghiệm, khám chữa bệnh khi huy động cơ sở y tế tư nhân tham gia, tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Xã hội cũng đề nghị cần làm rõ “mức giá cao nhất” áp dụng tại cơ sở y tế tư nhân là giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hay giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu. Bên cạnh đó, để khuyến khích, tạo động lực cho cơ sở y tế tư nhân tham gia vào công tác phòng, chống dịch Covid - 19 một cách tự nguyện thì Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu cơ chế thanh toán các chi phí thực hiện công tác phòng, chống và điều trị Covid – 19 để vừa đảm bảo cân đối bù đắp chi phí vận hành của cơ sở tư nhân vừa phù hợp khả năng chi trả của ngân sách nhà nước.

Qua xem xét cụ thể từng chính sách và quan điểm của đại diện Chính phủ, cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan liên quan tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thống nhất sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù để Chính phủ ban hành và triển khai Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid – 19.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết này chỉ tập trung quy định các cơ chế chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù về phòng, chống dịch Covid – 19 khác với quy định của luật hoặc chưa được luật hiện hành quy định.

Cho rằng một số chính sách Chính phủ đề xuất là cần thiết nhưng Chủ tịch Quốc hội khẳng định quan điểm nếu không thuộc phạm vi ủy quyền tại Nghị quyết 30 của Quốc hội thì không thể đưa vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đơn cử như chính sách về khám, chữa bệnh từ xa chỉ áp dụng trong phạm vi khám, chữa bệnh Covid – 19, đồng thời, phải xác định rõ chủ thể được khám, chữa bệnh từ xa, quy trình khám, chữa bệnh từ xa như thế nào, trách nhiệm ra sao…

Các vấn đề khám, chữa bệnh từ xa không liên quan đến dịch bệnh Covid – 19 cần được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, thấu đáo khi sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân.

Về bình ổn giá trang thiết bị y tế, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chỉ nên đưa vào danh mục những loại thực sự cấp bách, đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng, đã rõ, nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao. Các đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, giải trình thêm về nội dung này trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Về chính sách tiền lương, tiền công, phụ cấp và chế độ chính sách với người được điều động tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch Covid -19, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, cần bảo đảm tốt nhất chế độ, chính sách để bù đắp phần nào những đóng góp, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ, lực lượng y tế và các lực lượng khác trên tuyến đầu chống dịch.

Với một số cơ chế, chính sách khác, Chủ tịch Quốc hội đề nghị khi quy định trao quyền cho Bộ trưởng Bộ Y tế thì đồng thời phải quy định về trách nhiệm thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ cần rà soát lại toàn bộ các cơ chế, chính sách được nêu trong dự thảo Nghị quyết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu cả về kỹ thuật văn bản, các thuật ngữ chuyên môn và nội dung chính sách nhằm bảo đảm đúng tinh thần, phạm vi mà Quốc hội đã ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Nghị quyết số 30/2021/QH15. “Các chính sách phải được đánh giá tác động hết sức kỹ lưỡng, thận trọng, bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả để sau này Quốc hội còn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết như vậy có đúng không”.

Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban Xã hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ tiếp tục hoàn thiện Tờ trình, báo cáo thẩm tra, tổ chức lấy ý kiến, đánh giá tác động dự thảo Nghị quyết để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
  • Đội tuyển Olympic Toán IMO Việt Nam 2014
  • Thủ tướng làm Trưởng ban xây dựng viện VKIST
  • Tình hình Ukraine mới nhất: Ukraine chi 3 tỷ USD cho quân đội
  • Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
  • Vì sao người Ảrập và Hồi giáo ghét Mỹ?
  • Tình hình Biển Đông ngày 8/9:
  • Hơn 74.000 đảng viên bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng
推荐内容
  • 200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
  • “Đường bay vàng”: Vì sao Bộ trưởng
  • Bản chất ĐH tư thục là gì?
  • Thông tin mới nhất về bão số 3 ngày 17/9: Bão số 3 đi qua, mưa lũ sau bão còn phức tạp
  • Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
  • Tình hình Biển Đông ngày 13/10: Trung Quốc đang xây “tàu sân bay không thể đánh chìm” ở Trường Sa