【soi kèo cúp fa đêm nay】Bất cập khi thực hiện quy chế tự chủ
Tuy nhiên, việc sửa đổi Thông tư 05 để phù hợp với các nội dung mới về quản lý dự án đang có vướng mắc do một số bất cập trong quy định về BQLDA đầu tư xây dựng tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP mới ban hành ngày 18/6/2015.
Ban quản lý dự án không thực hiện dịch vụ công
Theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, BQLDA khu vực, BQLDA chuyên ngành là tổ chức sự nghiệp công lập. Điều này có nghĩa là BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực được thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tuy nhiên, quy định trên lại xung đột với các quy định trước đó về việc thành lập, tổ chức các tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước và về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, dẫn đến việc mâu thuẫn trong quản lý.
Cụ thể, Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 quy định tổ chức sự nghiệp nhà nước là các tổ chức được thành lập và hoạt động để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công. Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện cơ chế tự chủ về bộ máy, tài chính, bao gồm cả vay vốn, liên doanh… Còn tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định, chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ % do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng dự toán.
Như vậy, do BQLDA không thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, cũng không thực hiện một số dịch vụ công, nguồn kinh phí của BQLDA được trích từ chi phí của các dự án được giao quản lý nên không phải là tổ chức sự nghiệp kinh tế như Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ đã nêu.
Chi phí quản lý dự án có thể tăng vọt
Trường hợp thực hiện theo quy chế tự chủ tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, thì thu nhập của BQLDA sẽ phải thực hiện theo cơ chế giá, phí dịch vụ sự nghiệp công. Trong khi đó, kinh phí của BQLDA được tính từ tổng mức đầu tư dự án, thực chất là sử dụng vốn đầu tư công của Nhà nước chi trả. Hơn nữa, trường hợp là đơn vị sự nghiệp công, theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, BQLDA sẽ được tự chủ về tổ chức bộ máy, tự chủ về tài chính, bao gồm cả hoạt động vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết, chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư…. Mà điều này không phù hợp với quyền và nghĩa vụ của BQLDA theo quy định tại Luật Xây dựng cũng như Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 nêu trên.
Theo Luật Xây dựng, BQLDA chỉ làm chủ đầu tư dự án sử dụng NSNN khi được người quyết định đầu tư quyết định giao với nhiệm vụ là quản lý thực hiện dự án được giao; không được thực hiện các hoạt động vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết, chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư…
Bên cạnh những mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác về mô hình hoạt động, mô hình quản lý như đã nêu, một bất cập lớn nữa khi coi BQLDA là đơn vị sự nghiệp công lập như Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 là sự thay đổi lớn về chế độ tài chính và chi phí cho các BQLDA.
Theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 và theo Thông tư 05/2014/TT-BTC ngày 06/1/2014 đã áp dụng lâu nay, kinh phí của BQLDA đã được giới hạn bằng tỷ lệ phần trăm do Bộ Xây dựng công bố hoặc bằng dự toán theo đặc điểm dự án. Theo tính toán chưa đầy đủ thì mức chi phí này bình quân vào khoảng 3% tổng chi phí của dự án. Tuy nhiên, trường hợp coi BQLDA là đơn vị sự nghiệp công lập, thì mức chi phí này không có những giới hạn cụ thể và có thể lên đến 13% tổng chi phí dự án. Đó là chưa tính đến gánh nặng biên chế và chi hành chính sự nghiệp rất lớn cho ngân sách.
Từ những thực tế trên, Bộ Tài chính đã có Công văn số 10066/BTC-ĐT ngày 23/7/2015 và số 12863/BTC-ĐT ngày 15/9/2015 báo cáo Thủ tướng Chính phủ để đề xuất quy định cơ chế quản lý đặc thù cho các BQLDA theo hướng: Nguồn chi phí quản lý dự án của Ban là tiền trích từ các dự án được giao quản lý và hỗ trợ từ cơ quan quản lý cấp trên; Cơ chế tài chính thực hiện theo quy định về quản lý chi phí quản lý dự án tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015.
Cách làm này phù hợp với chủ trương quản lý chặt chẽ chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn ngân sách theo quy định tại Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách.
Nguyễn Thị Quế Hương (Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- ·Xem cảnh sát gìn giữ hòa bình Việt Nam diễn tập nổ súng truy bắt khủng bố
- ·Cận cảnh cây hoa đào mạ bằng 12 lượng vàng, giá 1,3 tỷ đồng
- ·Đề nghị ngăn chặn giao dịch đất đai với công ty ‘trùm’ bất động sản ở Bình Dương
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Bình Thuận kiến nghị mở tuyến nối cao tốc Vĩnh Hảo
- ·Chủ tịch Lào Cai, Điện Biên chỉ đạo làm rõ hồ sơ giả đơn vị cấp bò cho hộ nghèo
- ·TP.HCM: Xuyên đêm kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết ở chợ đầu mối
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Trung tướng Tô Ân Xô chỉ rõ các thủ đoạn dụ dỗ đưa người vượt biên trái phép
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Chủ tịch Lào Cai, Điện Biên chỉ đạo làm rõ hồ sơ giả đơn vị cấp bò cho hộ nghèo
- ·Bình Thuận kiến nghị mở tuyến nối cao tốc Vĩnh Hảo
- ·Chủ tịch Quảng Nam bộc bạch cán bộ vi phạm và xốc lại nhân sự
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Bệnh viện FV gia nhập Thomson Medical Group
- ·‘Đua tiến độ’ 150 ngày ở công trường đài kiểm soát không lưu sân bay Long Thành
- ·Kết thúc kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024, cửa ngõ về Hà Nội lại chật ních xe cộ
- ·Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
- ·Dự báo thời tiết 3/1/2024: Không khí lạnh tràn về, miền Bắc mưa rét