【xem kết quả hạng 2 đức】Giá cả tiêu dùng quý I tăng 1,48%
Quý I/2016, giá cả nhiều loại hàng hoá trên thị trường tỉnh ổn định, một số mặt hàng có xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, do trong tháng 3 có một số loại hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá được điều chỉnh tăng theo lộ trình như giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã tác động lên mặt bằng giá. Chỉ số giá chung hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tỉnh Cà Mau tháng 3/2016 tăng 0,74% so tháng trước, tăng 2,04% so cùng kỳ. Bình quân quý I/2016 tăng 1,48% so cùng kỳ năm trước.
Quý I/2016, giá cả nhiều loại hàng hoá trên thị trường tỉnh ổn định, một số mặt hàng có xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, do trong tháng 3 có một số loại hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá được điều chỉnh tăng theo lộ trình như giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã tác động lên mặt bằng giá. Chỉ số giá chung hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tỉnh Cà Mau tháng 3/2016 tăng 0,74% so tháng trước, tăng 2,04% so cùng kỳ. Bình quân quý I/2016 tăng 1,48% so cùng kỳ năm trước.
“Tình hình cung, cầu, giá cả thị trường trước và sau Tết trên địa bàn tỉnh ổn định, nguồn cung hàng hoá đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, không thiếu hàng, sốt giá", Phó Giám đốc Sở Công thương Cà Mau Huỳnh Văn Minh nhận định.
Nguồn cung hàng hoá dồi dào, phong phú, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh. |
Quý I/2016, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ ước đạt 11.081,30 tỷ đồng, tăng 7,14% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá ước đạt 10.123,08 tỷ đồng, tăng 6,20% so với cùng kỳ năm 2015.
Quý I rơi vào dịp Tết Nguyên đán nên giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có xu hướng tăng, nhất là giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết. Tuy nhiên, chỉ số giá quý I tăng thấp so cùng kỳ do ảnh hưởng kinh tế khó khăn nên người tiêu dùng luôn thắt chặt chi tiêu, chỉ tập trung vào những nhu cầu thiết yếu. Sau Tết, lượng cung hàng hoá trên thị trường dồi dào nhưng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường giảm, sức mua thấp nên giá giảm.
Cụ thể, trong tháng 3 chỉ số giá hàng lương thực giảm 0,88% so tháng trước, chỉ số giá hàng thực phẩm cũng giảm 1,23%. Trong đó, giá thịt gia súc tươi sống giảm 1,23%, thịt gia cầm tươi sống giảm 2,5%; trứng các loại giảm 4,1%; giá dầu mỡ ăn và chất béo khác giảm 1,56%; các loại đậu và hạt giảm 2,38%; thịt chế biến giảm 1,08%; bánh, mứt, kẹo giảm 1,72%; hàng thuỷ sản tươi sống giảm 0,61%...
Trong tháng 3, chỉ có 1 nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao so tháng trước là nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 25,02%. Trong đó, giá dịch vụ khám sức khoẻ tăng 28,71%, do từ ngày 1/3/2016, giá dịch vụ y tế chính thức được điều chỉnh và tất cả các bệnh viện đồng hạng trên toàn quốc sẽ thực hiện thu mức phí dịch vụ y tế thống nhất. Còn lại đa số các nhóm hàng đều có chỉ số giá giảm so tháng trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tháng 3 ước đạt 3.669,50 tỷ đồng, giảm 2,81% so tháng trước, tăng 4,99% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá ước đạt 3.344,05 tỷ đồng, giảm 2,90% so tháng trước, tăng 4,86% so cùng kỳ năm trước.
Tháng 3 thị trường hàng hoá dần trở lại bình thường, sức mua sắm của người dân giảm. Hoạt động thương mại, dịch vụ và giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh ổn định trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng được kiềm chế, giá cả thị trường hàng hoá ổn định; một số lĩnh vực giảm nhẹ do việc điều chỉnh giá xăng, dầu giảm liên tục trong thời gian gần đây. Doanh thu bán lẻ hàng hoá tháng 3 giảm chủ yếu ở các nhóm hàng lương thực, hàng may mặc, nhóm hàng đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình, nhóm xăng dầu, nhiên liệu khác.
Chi cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm ổn định thị trường, thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát nhằm không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, gây sốt giá, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân. Đồng thời, tăng cường đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về giá… Nhờ đó, thị trường trên địa bàn tỉnh ổn định, góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá, đảm bảo tiêu dùng, ổn định kinh tế - xã hội./.
Bài và ảnh: Hồng Phượng
(责任编辑:Cúp C2)
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Nỗi khổ của cư dân Hòa Bình Green City: Sổ đỏ bị ‘om’, chất lượng dịch vụ ngày càng xuống cấp
- ·Nâng cao năng suất, chất lượng cho chuỗi liên kết nông sản
- ·Dược phẩm giả, kém chất lượng ‘hoành hành’ người dùng cần thận trọng
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Tiêu chí GTCLQG
- ·7 cơ sở vi phạm quy định quảng cáo, ghi nhãn bị phạt gần 260 triệu đồng
- ·Dầu gội chống gàu Hairnew bị đình chỉ lưu hành chứa hoạt chất nguy hiểm như thế nào?
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Thịt ở siêu thị có phải thịt mát theo tiêu chuẩn mới ban hành hay không?
- ·Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- ·Hãng ô tô BMW sẽ thu hồi hơn 7.800 ở Trung Quốc
- ·Đồ chơi súng đạn nhựa ngập lễ hội, cha mẹ chớ dại mua cho trẻ
- ·Chốt danh sách các doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2017
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Bình Thuận: Xử phạt nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu kém chất lượng
- ·Phạt Công ty CP phát triển thảo dược Việt Nam quảng cáo TPCN sai phép
- ·Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thực phẩm gồm những gì?
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·‘Check’ sản phẩm hữu cơ bằng phần mềm truy xuất nguồn gốc