【bxh bđ ý】Kỷ niệm 155 năm Ngày sinh chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu
Quang cảnh lễ kỷ niệm.
Ngày 23-12,ỷniệmnămNgàysinhchísỹyêunướcPhanBộiChâbxh bđ ý tại Khu Di tích lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu (thành phố Huế), Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 155 năm Ngày sinh Chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu (26.12.1867-26.12.2022).
Tại buổi lễ, các đại biểu đã lắng nghe tiểu sử về cuộc đời, sự nghiệp và dấu ấn của cụ Phan Bội Châu trên đất Huế; dâng hương, dâng hoa tưởng niệm và tham quan khu lưu niệm.
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Thiên Bình nhấn mạnh cụ Phan Bội Châu là nhà yêu nước, nhà tư tưởng, văn hóa lớn của Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Cụ đã góp phần quan trọng trong việc “thức tỉnh hồn nước,” là tấm gương sáng, là sức mạnh truyền lửa cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Thành phố Huế là nơi cụ Phan Bội Châu đặt những bước chân đầu tiên trên con đường vận động cứu nước, cũng là nơi cụ đã sống trong những năm tháng cuối đời và yên giấc nghìn thu.
Trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, Khu lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu tại Huế vẫn lưu giữ những giá trị rất lớn về lịch sử-văn hóa, là một di sản vô cùng quý báu của quốc gia, dân tộc, đồng thời là niềm tự hào của nhân dân Thừa Thiên-Huế.
Vì vậy, việc trùng tu, tôn tạo, xúc tiến phát triển du lịch cần được đẩy mạnh để bảo tồn và phát huy giá trị khu lưu niệm này.
Cụ Phan Bội Châu (1867-1940) tên khai sinh là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam; sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Đan Nhiễm, nay thuộc xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Ngay từ nhỏ, khi chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Phan Văn San đã sớm có lòng yêu nước.
Sau nhiều năm hoạt động từ Bắc chí Nam, đến năm 1905, cụ Phan Bội Châu xuất dương, bôn ba hoạt động ở Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhiều tổ chức và phong trào yêu nước đã được cụ Phan Bội Châu thành lập và lãnh đạo như Duy Tân Hội (năm 1904), phong trào Đông Du (năm 1905), Việt Nam Quang Phục Hội, Hội Chấn Hoa Hưng Á (năm 1912).
Từ một trí thức phong kiến yêu nước, cụ Phan Bội Châu đã trở thành một nhà cách mạng dân chủ tư sản và bước vào ngưỡng cửa của cách mạng vô sản.
Sau nhiều năm hoạt động yêu nước, năm 1925, cụ Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc), đưa về giam tại Nhà tù Hòa Lò (Hà Nội) và bị kết án tù chung thân.
Trước áp lực phong trào đấu tranh của nhân dân trong cả nước, thực dân Pháp phải ân xá và đưa cụ về giam lỏng tại Huế.
Trong thời gian đầu ở Huế, cụ Phan sống ở nhà ông Nguyễn Bá Trác, sau đó chuyển về sống tại chùa Phổ Quang.
Đến năm 1926, thông qua tờ báo Chuông Rè của luật sư Phan Văn Trường xuất bản tại Sài Gòn đã mở một cuộc lạc quyên, kêu gọi đồng bào Nam Bộ giúp đỡ chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu trong lúc tuổi già; với số tiền ấy, bạn bè của cụ Phan Bội Châu đã trích ra một khoản để mua mảnh đất ở dốc Bến Ngự và dựng nhà cho cụ.
Từ đó, cụ Phan Bội Châu được người dân Huế gọi bằng một tên gọi thân thương "Ông già Bến Ngự."
Ngôi nhà tranh ở dốc Bến Ngự đã gắn liền với 15 năm cuối đời và là nơi an nghỉ giấc ngàn thu của cụ.
Dù tuổi cao sức yếu, sống trong cảnh “cá chậu chim lồng” nhưng cụ Phan Bội Châu vẫn nung nấu tinh thần yêu nước, thể hiện quả các buổi diễn thuyết, viết sách, báo và thơ ca.
Chính lòng yêu nước nồng nàn và ý chí “xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ,” cụ Phan Bội Châu đã truyền ngọn lửa yêu nước và có sức hút đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các thế hệ thanh niên, học sinh và nhân sỹ trí thức yêu nước đương thời.
Khu Di tích lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu đã được xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia vào năm 1990. Nơi đây vẫn lưu giữ nhiều di tích gốc, hàng trăm tư liệu, hiện vật có giá trị rất lớn về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Phan Bội Châu./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu: Trưng bày giày giả da tại cửa hàng 'loè' người dùng
- ·'Rước họa vào thân' khi ham mua máy sấy tóc giá siêu rẻ, kém chất lượng
- ·Kinh hãi gia vị tần gà trộn cát, xi măng, ngâm tẩm 'chất độc' chết người
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường hàng không
- ·Tivi, điều hòa, tủ lạnh đua nhau giảm giá 'sập sàn', vì sao vẫn ế nặng tại Việt Nam?
- ·Nhập lậu hàng hóa: Nầm lợn đông lạnh đã chảy nước vẫn vận chuyển đi tiêu thụ
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·Bé trai một tuổi ở Lào Cai ngừng thở do ngộ độc thuốc phiện
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản
- ·Xịt nước hoa khi đi du Xuân cần tránh những điều cấm kị này
- ·Triệt phá thành công điểm trung chuyển chứa hơn 10 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Mua gom gần 1000 điếu thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc trên mạng về bán kiếm lời
- ·Những loại trái cây khi có dấu hiệu này cần ném bỏ vì có thể nuôi dưỡng tế bào ung thư
- ·Nhập viện khẩn cấp vì biến chứng do bó thuốc nam
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Mua thuốc trị thận, huyết áp 'trôi nổi' trên mạng rồi phân phối cho các nhà thuốc các tỉnh