【trận đấu club américa】Chậm ban hành định mức sử dụng tài sản công: Các bộ, ngành, địa phương tự làm khó mình
Bên cạnh đó,ậmbanhànhđịnhmứcsửdụngtàisảncôngCácbộngànhđịaphươngtựlàmkhómìtrận đấu club américa vẫn còn bộ, ngành chậm trễ ban hành định mức sử dụng tài sản chuyên dùng. Đây là những tiền đề quan trọng trong quản lý, sử dụng tài sản công, tránh thất thoát, lãng phí. Do đó, Bộ Tài chính tiếp tục đề nghị các đơn vị nhanh chóng triển khai.
Đã quá hạn vẫn chưa ban hành
Tài sản công có phạm vi rất rộng, đa dạng, phong phú về chủng loại, mục đích sử dụng, được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Do vậy, việc phân cấp, giao quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài sản công là hết sức cần thiết.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết thi hành nhất quán quy định về phân cấp trong quản lý tài sản công; đồng thời mở rộng phạm vi tài sản giao cho các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, ban thường vụ tỉnh ủy, HĐND cấp tỉnh phân cấp (tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân...). Việc ban hành quy định về phân cấp là tiền đề quan trọng nhất để triển khai công tác quản lý tài sản công tại các bộ, ngành, địa phương. Nếu chưa ban hành quy định phân cấp mới thì từ ngày 1/1/2018, công việc sẽ dồn toàn bộ lên bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh hoặc các cấp, các đơn vị sẽ quyết định các vấn đề về tài sản không đúng thẩm quyền, rất khó khắc phục, dễ gây thất thoát, lãng phí.
Xác định tầm quan trọng của việc phân cấp tài sản, ngay từ tháng 10/2017, Bộ Tài chính đã có văn bản đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai việc xây dựng. Theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh còn lại cần khẩn trương hoàn thiện dự thảo, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày 31/7/2018 đúng yêu cầu của Chính phủ.
Đến nay, đã có nhiều bộ, ngành, địa phương như: Bộ Tài chính, Sơn La, Hải Phòng, Lào Cai, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình... ban hành nghị quyết phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý. Theo đó, quy định phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm cho từng thủ trưởng cơ quan, tổ chức đơn vị, nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lý tài sản công được thực hiện theo đúng quy định tại luật và tổ chức, cá nhân quyết định mua sắm thì chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Theo Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh còn lại cần khẩn trương hoàn thiện dự thảo, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành.
Không hướng dẫn sẽ khó đầu tư, mua sắm
Tiêu chuẩn, định mức là cơ sở để thực hiện việc lập kế hoạch, dự toán và tổ chức thực hiện đầu tư, mua sắm, thuê, sửa chữa, nâng cấp, bố trí sử dụng, xử lý tài sản công. Trên cơ sở quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ chuyên ngành, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh sẽ phải cụ thể hóa định mức sử dụng tài sản chuyên dùng tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Như vậy, hầu như hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công sẽ có sự thay đổi so với các quy định trước đây. Hiện Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, máy móc, thiết bị. Tuy nhiên, việc hướng dẫn của bộ quản lý chuyên ngành, cũng như việc cụ thể hóa định mức diện tích công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng của các bộ, ngành, địa phương còn chậm.
Qua nắm bắt tình hình của các bộ, ngành, địa phương, hiện đã có Bộ Tài chính và một số bộ, địa phương thực hiện phân cấp và ban hành định mức sử dụng tài sản chuyên dùng. Riêng các bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành quy định hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức diện tích công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương cụ thể hóa cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Việc chậm ban hành định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng tác động mạnh tới công tác quản lý tài sản ở các đơn vị do không thực hiện được việc đầu tư, mua sắm, thuê, giao, điều chuyển, bán đối với tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng tài sản thường xuyên hoặc phải giải quyết các vấn đề đột xuất, cấp bách.
Theo ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính đã nhiều lần có văn bản đôn đốc các bộ, ngành có liên quan và các địa phương khẩn trương hoàn thành nội dung này. Cục Quản lý Công sản hiện đang trình Bộ Tài chính tiếp tục có công văn đề nghị một số bộ, ngành đẩy nhanh việc ban hành định mức sử dụng tài sản chuyên dùng.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Hội thao truyền thống các trường chuyên nghiệp chào mừng 20/11
- ·Vui buồn Olympic!
- ·Công bố xuất khẩu lô bưởi đầu tiên của Việt Nam sang Hoa Kỳ
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Đoàn thể thao Việt Nam dự SEA Games 27 có thêm nhà tài trợ
- ·Đoàn Thái Lan chiếm ngôi đầu Giải dù lượn Việt Nam
- ·Vòng loại thứ 3 Cúp FA Anh: M.U tiếp tục đánh bại West Ham?
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Hình ảnh ấn tượng tại lễ khai mạc VCK EURO 2012
- ·Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- ·“Bông hồng” của điện lực vùng cao
- ·Vòng 11 Giải ngoại hạng Anh: Manchester City tiếp tục bị thử thách!
- ·Tổng kết Cụm thi đua Liên minh HTX các tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Điều chỉnh tăng hơn 911.000 triệu đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021
- ·Lịch thi đấu và trực tiếp VFF Cup
- ·Tăng hiệu quả kinh doanh nhờ đổi mới công nghệ
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Giải Canoeing trẻ vô địch quốc gia năm 2012: Bạc Liêu đoạt 1 HCV và 2 HCB