会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định bóng đá malaysia hôm nay】"Không còn cách nào khác mới tính chuyện cho rút BHXH một lần"!

【nhận định bóng đá malaysia hôm nay】"Không còn cách nào khác mới tính chuyện cho rút BHXH một lần"

时间:2025-01-26 07:33:21 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:725次

"Không còn cách nào khác mới tính chuyện cho rút BHXH một lần"

Hoài ThuHoài Thu

(Dân trí) - Góp ý dự thảo Luật BHXH sửa đổi, đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh đề nghị thiết kế thêm chính sách hỗ trợ, chỉ trong trường hợp bất khả kháng mới tính đến việc cho người lao động rút BHXH một lần.

Quan điểm này được đại biểu Lý Tiết Hạnh (Phó trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Bình Định) nêu ra tại phiên thảo luận về dự án Luật BHXH sửa đổi tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, chiều 27/3.

Bất khả kháng mới để rút BHXH một lần

Theo bản dự thảo mới nhất đã được tiếp thu, chỉnh lý sau lần đầu đưa ra thảo luận tại Quốc hội, 2 phương án quy định việc rút BHXH một lần vẫn được giữ.

Phương án 1 chia thành 2 nhóm.

Nhóm 1, tiếp tục cho rút BHXH một lần với người lao động tham gia BHXH trước khi luật có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025).

Nhóm 2, người lao động tham gia BHXH từ ngày luật có hiệu lực trở đi thì không được rút BHXH một lần nữa.

Không còn cách nào khác mới tính chuyện cho rút BHXH một lần - 1

Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5 (Ảnh: Hồng Phong).

Phương án 2, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết chế độ một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ của BHXH.

Nghiêng về phương án 2, song đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đề nghị nghiên cứu bỏ điều kiện "sau 12 tháng" và khuyến cáo giảm thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm xuống còn 15 năm.

Theo ông Thắng, việc đưa ra thời hạn 12 tháng gây khó khăn cho người lao động khi cần tiền trang trải nhu cầu cấp bách trước mắt và gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc quản lý, kiểm soát.

"Giảm điều kiện thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm xuống còn chưa đủ 15 năm sẽ phù hợp với điều kiện hưởng lương hưu mới", ông Thắng nêu quan điểm.

Nhận định rút BHXH một lần là câu chuyện rất lớn, đại biểu Lý Tiết Hạnh ghi nhận, thời gian qua cơ quan soạn thảo dự luật đã tiếp thu nhiều ý kiến và có sửa đổi một số điểm xung quanh quy định này.

Thống nhất với quan điểm của Thường trực Ủy ban Xã hội khi ủng hộ phương án 1, nữ đại biểu đề nghị bổ sung nội dung quy định, làm rõ thêm một số vấn đề.

Trước hết, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đề nghị, khi xem xét các trường hợp rút BHXH, cần có thêm quy trình đánh giá việc rút BHXH như vậy có thực sự đáp ứng nhu cầu tài chính trước mắt của người lao động chưa.

Không còn cách nào khác mới tính chuyện cho rút BHXH một lần - 2

Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Lý Tiết Hạnh (Ảnh: Hồng Phong).

"Nếu thấy thực sự không còn con đường nào khác, chúng ta sẽ quyết định việc cho hay không cho rút bảo hiểm. Tuy nhiên, tôi mong muốn để người lao động có thêm cơ hội cân nhắc có nên rút BHXH một lần hay không, nếu trong trường hợp bất khả kháng không thể nào khác, Nhà nước phải tính toán phương án để hỗ trợ cho người lao động", bà Hạnh góp ý. 

Bà gợi ý, chính sách hỗ trợ về tín dụng là chính sách "hết sức nhân văn".

Hiện nay dự thảo luật chỉ quy định "nhà nước có chính sách hỗ trợ tín dụng cho người lao động trong thời gian đóng BHXH bị mất việc làm" nhưng từ thực tiễn, bà Hạnh cho rằng nhiều người lao động rất cần tiếp cận chính sách tín dụng.

Nữ đại biểu phân tích, mục đích của chính sách tín dụng là để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, nên không nhất thiết phải chờ đến khi người lao động mất việc làm mới có chính sách hỗ trợ tín dụng cho họ.

"Ngay khi người lao động phát sinh những việc cấp bách khác như đau ốm hoặc có nhu cầu đột xuất trước mắt mà không có "cửa" hỗ trợ thì họ bắt buộc phải rút BHXH. Như vậy, có thể tính toán chính sách tín dụng hỗ trợ sao để họ không phải đi đến con đường rút BHXH", bà Hạnh góp ý.

Giữ chân người lao động trong hệ thống an sinh

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) cho rằng cả 2 phương án đều có ưu và khuyết điểm nhất định. Nhận định đây là vấn đề lớn, phức tạp, nữ đại biểu đề nghị tiếp tục lấy ý kiến đối với cả hai phương án, nhất là lấy ý kiến người lao động - đối tượng chịu tác động của luật.

Không còn cách nào khác mới tính chuyện cho rút BHXH một lần - 3

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu (Ảnh: Hồng Phong).

Khi thể hiện quan điểm cá nhân, nữ đại biểu nghiêng về phương án 1 vì cho rằng quy định như vậy có thể giúp người lao động ổn định tâm lý, bảo lưu quá trình đã đóng BHXH. Việc này cũng giúp người lao động có điều kiện tham gia BHXH, bảo hiểm tự nguyện, tích lũy và tiếp nối đóng BHXH để sau này đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm y tế khi về già.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry nhận định, quy định về BHXH một lần là vấn đề khó và phức tạp. Nữ đại biểu mong có phương án tối ưu để giữ chân người lao động trong hệ thống BHXH.

Bà Ry băn khoăn, quy định như phương án 1 có thể tạo hai lát cắt chính sách, giữa người tham gia BHXH trước và sau khi luật có hiệu lực, trong cùng một điều khoản. Khoảng 17 triệu lao động hiện nay có thời gian đóng bảo hiểm dưới 20 năm và không có gì đảm bảo rằng những người này sẽ không tiếp tục rút BHXH một lần.

Không còn cách nào khác mới tính chuyện cho rút BHXH một lần - 4

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trần Thị Hoa Ry (Ảnh: Hồng Phong).

Nhắc con số thực tế, số lao động rút BHXH một lần nhiều nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, điều này chứng minh đây là cách thức người lao động giải quyết vấn đề cuộc sống trước mắt.

"Nếu đây là nguyên nhân chính thì quy định chỉ cho rút 50%. Bên cạnh đó có thể thiết kế chính sách hỗ trợ cho vay tại các ngân hàng chính sách, giúp người lao động vừa có điều kiện tham gia, vừa giữ chân họ trong hệ thống BHXH, đồng thời giải quyết được khó khăn kinh tế trước mắt của mỗi cá nhân, gia đình", nữ đại biểu cho rằng cơ chế đó phù hợp hơn và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của người lao động.

Dự thảo Luật BHXH sửa đổi gồm 10 chương, 142 điều, được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 và dự kiến xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7 tới.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
  • Xài hàng hiệu giả cho... oai?
  • iPhone 9 sản xuất chậm do gặp sự cố về màn hình
  • Vận động 51 tỷ 739 triệu đồng cho công tác khuyến học, khuyến tài
  • Long An sees positive socio
  • Hàng trăm hộ dân sử dụng nước nhiễm độc gấp 43 lần
  • Những quan niệm sai lầm về tiết kiệm điện
  • Cảnh giác với “bẫy” iPhone 3G và 3GS giá rẻ
推荐内容
  • Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
  • LG sẽ cài đặt trợ lý ảo Google Assistant trên các mẫu tivi thông minh
  • Vụ Đại học Quy Nhơn: Trung tâm liên kết lên tiếng
  • Google Maps thêm tùy chọn xem món ăn phổ biến từ các nhà hàng
  • Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
  • Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065