【kết quả bóng đá u20 brazil】Đề xuất làm thêm 400 giờ/năm: Cần cân nhắc kỹ
Giảm làm thêm xuống còn 400 giờ/năm
TheĐềxuấtlàmthêmgiờnămCầncânnhắckỹkết quả bóng đá u20 brazilo Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vừa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đưa ra lấy ý kiến lần hai, số giờ làm thêm tối đa đã được điều chỉnh xuống còn 400 giờ thay vì 600 giờ như dự thảo lần 1.
Bên cạnh đó, dự thảo lần hai đã bỏ quy định người lao động làm thêm không quá 5 ngày liên tục. Cụ thể, số giờ làm thêm của người lao động không quá 12 giờ/ngày và tổng số giờ làm thêm của người lao động trong 1 năm không vượt quá 400 giờ.
Dự thảo lần này cũng bổ sung thêm những trường hợp được làm thêm giờ ngoài khung giờ làm thêm theo quy định trên trong những trường hợp đột xuất. Theo đó, người lao động phải làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định trong các trường hợp như: thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; thực hiện các công việc cần thiết, khẩn cấp để ngăn ngừa sự mất mất mát về tính mạng hoặc tài sản trong trường hợp phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa khác.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định làm thêm trong các trường hợp đặc biệt là: Xử lý các mặt hàng tươi sống và các sản phẩm không thể bỏ dở do yêu cầu nghiêm ngặt của quy trình công nghệ; thực hiện các sản phẩm theo yêu cầu cấp bách của đơn hàng xuất khẩu hay xử lý sự cố trong sản xuất…
Tuy nhiên, các trường hợp này bắt buộc này phải có sự đồng ý của người lao động mới được làm thêm. Các trường hợp khác phải được Chính phủ chấp thuận.
Nên rà soát toàn diện trước khi quyết định
Dưới góc độ chủ sử dụng lao động, ông Nguyễn Văn Bình- Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Sóng Bạc cho rằng, đây là một giải pháp tốt cho doanh nghiệp trong trường hợp người lao động không có nhu cầu làm thêm giờ, vì làm thêm là thỏa thuận. “Nếu trường hợp người lao động có đủ sức khỏe, thời gian và mong muốn được làm thêm giờ trong khi doanh nghiệp đang có nhu cầu thì đây là một cơ hội để cả hai bên cùng có lợi”- ông Bình cho biết.
Theo ông Bình, nhu cầu làm thêm chủ yếu rơi vào các nhóm doanh nghiệp có những đối tác về hàng hóa không thực sự ổn định dẫn đến thường bị gấp rút trong việc thực hiện đơn hàng như may mặc, điện tử với đặc thù là những ngành sử dụng số lượng nhiều lao động và không đòi hỏi kỹ thuật quá cao. Có đến 90% các doanh nghiệp làm trong khối này liên tục phải tuyển dụng do yêu cầu công việc cần phải làm thêm.
Bàn về vấn đề này, ông Vũ Quang Thọ- Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, qua các cuộc khảo sát đối với công nhân thì rất nhiều người lao động muốn được làm thêm giờ.
“Tôi cho rằng đây là nguyện vọng chính đáng của người lao động, còn làm bao nhiêu thì tùy từng ngành, từng doanh nghiệp bởi có những doanh nghiệp không thể tổ chức làm thêm được. Công nhân lao động Việt Nam muốn làm thêm vì lí do rất cơ bản là tiền lương quá thấp, không đủ để chi tiêu ở mức tối thiểu. Hiện tiền lương tối thiểu tính bình quân ở cả bốn vùng lương đều thấp hơn nhu cầu chi tiêu tối thiểu khoảng 15 – 16%"- ông Thọ nói.
Đánh giá về ngưỡng làm thêm 400 giờ/năm, ông Thọ cho rằng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên câu chuyện làm thêm chỉ là giải pháp tình thế làm hài lòng công nhân, vì ở hầu hết các doanh nghiệp người lao động muốn có thêm thu nhập chỉ có thể làm thêm.
“Về lâu dài phải rút ngắn thời gian làm việc lại, tăng thêm thời gian nghỉ ngơi nhưng với điều kiện tiền lương phải đủ bảo đảm cuộc sống, nếu tiền lương không đủ bảo đảm cuộc sống thì không thể nói đến chuyện giảm bớt thời gian làm việc”- ông Thọ cho biết.
Còn theo ông Chang – Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam, điều chỉnh giờ làm thêm và các pháp luật lao động khác là vấn đề ảnh hưởng đến nhiều đối tượng nên cần cân nhắc kỹ. “Việc cải cách pháp luật lao động ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp, người lao động và toàn xã hội. Bởi vậy quá trình này đòi hỏi việc rà soát toàn diện về kỹ thuật đối với từng vấn đề dựa trên bằng chứng, cũng như tham vấn với đại diện của cả người lao động và chủ sử dụng lao động”- ông nói.
Vị giám đốc ILO cũng khẳng định, ILO luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ chuyên môn cho Việt Nam trong suốt quá trình sửa đổi và thực hiện Bộ luật quan trọng này./.
Mai Đan
(责任编辑:World Cup)
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Cùng tỏa nắng yêu thương
- ·Gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự mảng chuyển đổi số ngành ngân hàng
- ·Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện báo cáo thông tin ngay khi lao động về nước
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Lợi nhuận quý I của Dabaco cao hơn cả năm 2019
- ·Intel bị AMD vượt mặt về vốn hoá thị trường
- ·MacBook Air đời mới chính thức mở bán tại Việt Nam
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Doanh nghiệp thuỷ sản kiến nghị giảm phí dịch vụ tại cảng
- ·FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- ·TPHCM: Khoảng 1.600 công nhân sẽ được xét nghiệm sàng lọc Covid
- ·Máy in màu HP đa chức năng, nhỏ gọn, tiện lợi, tiết kiệm
- ·Apple, Samsung và Honor thống trị thị trường smartphone
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·CEO bị bắt vì bán 1 tỷ USD hàng Cisco nhái trên Amazon, eBay
- ·Gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự mảng chuyển đổi số ngành ngân hàng
- ·Microsoft thúc đẩy thương vụ thâu tóm nhà làm game theo cách không ai ngờ
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Thêm 1 nhà máy được xuất khẩu sữa sang Trung Quốc