【mainz – augsburg】Người già còn sức khoẻ, trí tuệ có thể làm việc suốt đời
Bài 1:Lưng còng,ườigiàcònsứckhoẻtrítuệcóthểlàmviệcsuốtđờmainz – augsburg sức yếu, người già không lương hưu vất vả tự lực cánh sinh
Bài 2: Ở tuổi 69, vợ vẫn nuôi 100 con gà, chồng túc tắc làm thợ xây
Ông Phan Văn Hùng – Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam cho rằng, tận dụng nguồn lực người cao tuổi (NCT) trong lao động, sản xuất là một bước đi đúng đắn để giảm sự phụ thuộc của NCT vào thế hệ trẻ, đồng thời giúp đất nước phát triển kinh tế trong bối cảnh “chưa giàu đã già”.
VietNamNetđã có cuộc trao đổi với ông về chủ đề này.
PV: Có ý kiến cho rằng nên đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho NCT còn khả năng lao động để tận dụng nguồn nhân lực này. Ý kiến của ông như thế nào?
Ông Phan Văn Hùng: Việc đào tạo nghề cho NCT còn khả năng lao động là rất cần thiết.
Theo Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an, nước ta có hơn 16 triệu NCT. Trong đó, NCT có độ tuổi từ 60 đến 69 chiếm gần 60% tổng số NCT cả nước. Ở độ tuổi này, NCT còn có sức khoẻ, có kinh nghiệm, có kỹ năng và có thể lao động, sản xuất.
Việc đào tạo, chuyển đổi nghề cho NCT đã là mục tiêu trong Chương trình Hành động quốc gia về NCT đến năm 2030 của chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế mục tiêu này đang còn khó khăn, vướng mắc, chưa được quan tâm đúng mức.
Theo tôi, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương phải cần có kế hoạch, đề án cụ thể, mới có thể hoàn thành các mục tiêu trên. Ví dụ như việc cung cấp thông tin việc làm cho NCT, kết nối họ với bên sử dụng lao động như thế nào; hợp đồng lao động của NCT cũng phải linh động hơn về số giờ làm việc, vị trí, môi trường làm việc; các chính sách về thuế, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động là NCT như thế nào… Hiện nay, cả nước chưa có trung tâm nào đào tạo nghề tập trung cho NCT.
Nếu chúng ta không làm được những việc này, thì không chỉ NCT phải chịu thiệt thòi, mà đất nước cũng đánh mất một nguồn lực rất lớn có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
- Với bộ phận NCT có học vấn cao thì nên tận dụng trí tuệ của họ như thế nào, theo ông?
Đây là nguồn lực rất lớn, rất quý báu, trong khi nước ta còn chưa giàu. Chúng ta cần phải tận dụng, huy động NCT tham gia phát triển kinh tế, xã hội.
Sức khoẻ của NCT có thể giảm so với trước, nhưng trí tuệ vẫn sáng suốt, vẫn có thể làm việc, với tiềm năng rất lớn. Để khai thác tiềm năng này, Nhà nước ta đã có chính sách kéo dài thời gian làm việc của cán bộ, công chức có trình độ Tiến sỹ, học hàm PGS, GS trong các cơ sở đào tạo.
Luật NCT cũng đã đề cập đến chính sách phát huy vai trò của NCT tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm để phát huy tiềm năng NCT có học vấn cao tham gia các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách, tham gia giảng dạy, giữ gìn di sản văn hóa dân tộc…
- Đặc điểm dân số già của Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì so với các quốc gia trong việc tạo công ăn việc làm cho NCT, thưa ông?
Tốc độ già hóa của Việt Nam nhanh hàng đầu thế giới vì thế ứng phó của chúng ta chưa kịp. Chúng ta có Luật Người cao tuổi ban hành vào năm 2009 nhưng đã lạc hậu rồi. Luật Việc làm không đề cập tới NCT. Một số bộ luật khác cũng chưa đề cập đầy đủ.
Việt Nam là một nước phương Đông nên vẫn còn tư tưởng “ốm tha già thải”. Nhưng chúng ta không biết rằng cách đây 50-60 năm hoặc xa hơn nữa, tuổi thọ người Việt Nam rất thấp - 50 tuổi đã là già. Còn bây giờ tuổi thọ người Việt lên tới 74 tuổi, có những khu vực thành thị còn cao hơn. Vì thế, 60-69 tuổi vẫn còn khoẻ mạnh.
Quan điểm của người phương Đông là già thì nghỉ, ở nhà trông cháu. Lối suy nghĩ đó không còn phù hợp với thực trạng nữa.
Thứ hai, độ tuổi 60-69 của NCT Việt Nam chiếm quá nửa, tức là NCT Việt Nam còn trẻ hơn rất nhiều so với các nước khác. Bản thân NCT ngồi không một chỗ cũng thấy mình lãng phí, kể cả là có lương hưu.
- Theo quan sát của ông, NCT ở các nước đang được cộng đồng của họ tận dụng như thế nào để không lãng phí nguồn nhân lực, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho lực lượng lao động chính?
Các quốc gia trên thế giới cũng đều nhận ra tiềm năng, vai trò của NCT. Ở Úc và Đức, Chính phủ hỗ trợ NCT đào tạo lại, chuyển đổi sang nghề mới và họ đầu tư rất lớn cho các hạng mục này. Thái Lan già hóa dân số sớm hơn chúng ta và họ cũng có những chiến lược đào tạo, chuyển đổi nghề cho NCT khi họ không làm nghề cũ được nữa. Họ thống kê ra những ngành nghề mà NCT có thể tham gia được một cách hiệu quả, sau đó tổ chức giới thiệu những ngành nghề đó tới NCT, kết nối NCT với người sử dụng lao động.
Ở Nhật Bản, chúng ta có thể bắt gặp những lái xe taxi 70-80 tuổi. Với các trí thức bậc cao, có học vấn thì hầu như người ta không nghỉ hưu, mà làm việc suốt đời.
Năm ngoái, tôi có tham dự hội thảo các nhà khoa học trên thế giới gồm 50 quốc gia, chủ trì là Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ. Các chuyên gia đều tập trung nhiều vào người già châu Á vì châu Á chiếm 60% NCT trên thế giới.
Các nhà khoa học nói rằng, loài người đang đứng trước 2 vấn đề mới kể từ khi chúng ta xuất hiện, đó là biến đổi khí hậu và già hóa dân số.
Ứng phó với già hóa dân số chưa có một quốc gia nào thành công cả, kể cả Nhật Bản và Singapore. Chính vì thế, các nhà khoa học khuyến cáo các quốc gia nên xây dựng lộ trình già hóa dân số khoẻ mạnh, hạnh phúc đến năm 2050. Chúng ta phải chuẩn bị từ bây giờ, nếu không, sẽ không kịp.
Trong vấn đề già hóa dân số, đừng chỉ nhìn già hóa là gánh nặng, mà còn phải nhìn thấy ở đó những tiềm năng, cơ hội để phát triển và tăng trưởng kinh tế. Ví dụ như chúng ta có thể phát triển các ngành nghề phục vụ NCT. Đặc biệt, NCT không chỉ là gánh nặng mà còn là nguồn lực để phát triển, tăng trưởng nếu chúng ta biết tận dụng năng lực của họ. Nếu các quốc gia không tranh thủ được nguồn lực này thì sẽ già hóa không thành công.
LTS: Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, chỉ 1/3 số người cao tuổi Việt Nam có lương hưu, và các trợ cấp khác. Hầu hết lao động người cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương – không có hợp đồng, lương thấp, không được đóng bảo hiểm…
Tuy nhiên, có một thực tế là, hơn một nửa người cao tuổi Việt Nam đang ở độ tuổi 60-69 – độ tuổi mà hiện nay nhiều người vẫn còn khoẻ mạnh, minh mẫn. Nhưng một phần do không tìm được công việc phù hợp, một phần vì tư tưởng cũ, họ chưa được tận dụng hết sức khoẻ, trí tuệ của mình, gây ra lãng phí cho chính người cao tuổi và cả cho đất nước.
VietNamNet giới thiệu tuyến bài Già hoá dân số và việc làm cho người cao tuổinhằm làm rõ hơn về vấn đề này.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·Chuyện có thật: Bồ nhí của chồng đòi tự tử và cách ứng xử lạ lùng của người vợ
- ·Tin mới về tài sản 'khủng' của ông Phạm Nhật Vượng
- ·Giá vàng hôm nay ngày 9/7: Chuyên gia dự đoán vàng giảm sâu
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Người tiêu dùng Việt chi tiền triệu ăn trái cây ngoại còn trái cây trong nước thì sao?
- ·Điểm khác biệt giữa Honda SH 125 và Honda SH 150
- ·Nước Chanh muối Restore và những lợi ích bất ngờ với sức khỏe con người
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Giá vàng hôm nay ngày 21/6: Tiếp tục đứng đáy, nhà đầu tư dè dặt
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Ông Phan Thế Ruệ: Hiệp hội xăng dầu ủng hộ tăng thuế môi trường lên 8.000 đồng/lít
- ·‘Cân tài cân sức’ hai chiếc xe số Honda Super Dream và Honda Wave Alpha
- ·Ô tô cũ thể thao đa dụng tầm giá 400 triệu nên mua nhất
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·6 liên tiếp Vinamilk lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
- ·Nhiều sản phẩm Galaxy của hãng Samsung bị tố chất lượng pin kém
- ·Bộ Tài chính muốn cắt giảm hàng loạt khoản phí cho doanh nghiệp
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Giá vàng hôm nay ngày 16/6: Vàng giảm mạnh, đứng ở mức đáy