【ket qua bo g da】Chủ tịch HoREA: Doanh nghiệp bất động sản chưa được đối xử công bằng
Ông Châu cho rằng,ủtịchHoREADoanhnghiệpbấtđộngsảnchưađượcđốixửcôngbằket qua bo g da bất động sảnlà một trong những ngành kinh tếnền tảng của đất nước, có liên quan đến hầu hết các ngành kinh tế khác, cung ứng nhiều sản phẩm, đặc biệt là nhà ở và góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Theo quy định hiện hành, hầu hết các ngành nghề đều được Nhà nước cho phép hạch toán bù trừ trong quá trình kinh doanh để xác định lợi nhuận và nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhưng cơ chế này lại không được áp dụng đầy đủ cho hoạt động kinh doanh bất động sản, vì theo quy định thì kinh doanh bất động sản phải được hạch toán riêng. Doanh nghiệp được lấy lợi nhuận trong hoạt động ở các lĩnh vực khác để bù trừ cho kinh doanh bất động sản bị thua lỗ nhưng không được lấy lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản để bù trừ cho các hoạt động khác bị thua lỗ.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) |
Đây là quy định bất hợp lý và không còn phù hợp với tinh thần đổi mới khi xây dựng Luật Đầu tư 2014 đã quy định nhà đầu tưđược quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Hơn nữa, trong cùng một doanh nghiệp thì các hoạt động đầu tư, kinh doanh đều được đầu tư từ nguồn vốn của doanh nghiệp, có vai trò hỗ trợ lẫn nhau và hiệu quả sản xuất, kinh doanh chính là kết quả tổng hợp của các hoạt động trên.
Do vậy, cần bãi bỏ quy định lỗi thời này và cho phép được bù trừ lỗ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác với lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản để phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết.
“Cần công bằng và coi doanh nghiệp bất động sản cũng như bất cứ doanh nghiệp kinh doanh hay hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế khác trên cả nước. Phân biệt giữa doanh nghiệp sẽ tạo ra tính bất công trong môi trường kinh doanh”, ông Châu nói.
Ngoài ra ông Châu cũng cho rằng đối với doanh nghiệp bất động sản hiện nay, tiền sử dụng đất vẫn là “ẩn số”(Nhà đầu tư không thể tiên lượng được trước khi quyết định đầu tư dự án), là “gánh nặng”( Nhà đầu tư gần như phải mua lại quyền sử dụng đất đến hai lần) và đẻ ra cơ chế "xin - cho"(Phải qua quá trình thẩm định, xét duyệt rất nhiêu khê, có thể dẫn đến "tình thế" chủ đầu tư phải "thỏa thuận" với đơn vị tư vấn mới có kết quả phù hợp); và cuối cùng người tiêu dùngphải gánh chịu khi mua nhà.
Hiệp hội kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi cách tính tiền sử dụng đất như là một sắc thuế khi chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở, như đề xuất của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại Báo cáo số 196/BC-UBND ngày 08/11/2013 đã trình Chính phủ, như sau: “Về lâu dài đề nghị nghiên cứu bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất. Như vậy, vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin – cho. Hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước”.
Trong trường hợp đề xuất trên đây chưa được chấp thuận, Hiệp hội kiến nghị cho chủ đầu tư được khấu trừ chi phí thực tế giải phóng mặt bằng vào tiền sử dụng đất.
Ngoài ra, HoREA cũng đưa ra vấn đề đó là Ngân hàngNhà nước khi dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN theo hướng hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản và nâng hệ số rủi ro trong kinh doanh bất động sản, đã phát đi thông điệp mạnh mẽ đến các chủ đầu tư dự án, các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp đều phải tự điều chỉnh và tái cấu trúc đầu tư, kinh doanh để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, bền vững.
“Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước thận trọng khi xem xét sửa đổi khoản 5 điều 17 Thông tư 36/2014/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn với tỷ lệ tối đa 50% và đề nghị vẫn xếp các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản vào nhóm tài sản có hệ số rủi ro 150% như hiện nay; và quy định thời điểm có hiệu lực vào năm 2017 để các bên có liên quan chủ động điều chỉnh hoạt động của mình, thì hợp lý hơn và không gây sốc cho thị trường”, ông Châu nhấn mạnh.
Trước đó, vào những tháng đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông báo siết tín dụng bất động sản và ngưng gói hỗ trợ mua nhà 30.000 tỷ, điều này khiến các doanh nghiệp bất động sản cũng như người dân lao đao vì khi quyết định này được thực hiện, doanh nghiệp và cả người dân sẽ gặp khó trong vấn đề tài chính. Tuy nhiên, sau đó Ngân hàng Nhà nước đã không thức hiện những biện phát siết tín dụng hay ngưng cho vay gói 30.000 ngàn tỷ khiến thị trường bất động sản ảnh hưởng và lòng tin của người dân cũng như doanh nghiệp giảm mạnh vào chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
(责任编辑:La liga)
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·PM Chính meets US, EC leaders within G7 Summit
- ·PM Chính discusses FDI, ODA and visas with PM Kishida
- ·Deputy PM Trần Lưu Quang pays working visit to Japan
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·PM calls for greater investment in science and technology
- ·Immediate solutions needed to address slow disbursement of public investment capital
- ·PM urges Hà Giang Province to boost tourism into its spearhead sector
- ·Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- ·Việt Nam opposes forced labour, as hundreds rescued from Philippines' illegal casino
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·HCM City wants to cooperate with Slovenia in digital transformation, maritime transportation
- ·Hà Tĩnh Province asked to turn potential, advantages into growth motivation
- ·Việt Nam highly values WHO’s close technical partnership: official
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Addressing the aftermaths of war remains a high priority in Việt Nam
- ·PM meets Brazil, Ukraine leaders on sidelines of G7 Summit
- ·PM meets Brazil, Ukraine leaders on sidelines of G7 Summit
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Hà Tĩnh aims to optimise local potential and advantages