【bongda.w】Tên làng
- Đông vui thế này,n lbongda.w ta bàn việc gặp mặt hội đồng hương Quảng Tân thường niên đi các vị.
Tức thì một chị trả lời:
- Đâu còn Quảng Tân nữa mà lập hội đồng hương chớ!
Ừ nhỉ! Ai nấy ngớ ra.
Xưa xã Quảng Tân của tôi vốn tên xã Lưu Vệ, thuộc tổng Lưu Vệ, là vùng đất địa linh nhân kiệt. Trong cuốn “Địa chí huyện Quảng Xương” in năm 2010 đã ghi trong mục “Danh nhân đất nước quê hương” tên của 3 người con ưu tú ở xã Lưu Vệ một cách trang trọng. Đó là Nhạc quận công Bùi Sỹ Lâm, Vệ quận công Hoàng Bùi Hoàn và danh y Cao Văn Tân - là những người có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước và làm rạng danh vùng đất Lưu Vệ, sau này là đất Quảng Tân. Sau nhiều lần tách nhập, năm 2019 hai xã Quảng Tân, Quảng Phong và thị trấn Quảng Xương của huyện Quảng Xương hợp lại để thành một địa danh hành chính mới có tên thị trấn Tân Phong. Nghĩa là bây giờ, chúng tôi không còn là người Lưu Vệ - tên xã trước đây hay người Quảng Tân nữa mà đã trở thành người thị trấn Tân Phong - cái tên nghe mới xa lạ làm sao!
Một góc làng quê Việt Nam - Ảnh minh họa
Chợt nhớ hơn mười năm trước, khi sóc Bom Bo - địa danh nổi tiếng qua nhạc phẩm “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của nhạc sĩ Xuân Hồng khiến Bom Bo trở thành biểu tượng của miền Đông, của Sông Bé, sau này là Bình Phước trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước được đổi tên thành thôn 1, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng đã gây nhiều tranh cãi. Khi huyện Bù Đăng tiến hành quy hoạch lại các cụm, vùng dân cư để thuận tiện cho người dân trong sinh hoạt và cải thiện cuộc sống, tên sóc Bom Bo lịch sử được đặt tên cho xã Bom Bo. Còn sóc Bom Bo trở thành thôn 1 của xã này. Ít lâu sau, do thôn 1 cách xa trung tâm xã và xa các thôn khác nên huyện Bù Đăng chuyển thôn 1 thuộc địa bàn quản lý của xã Bình Minh. Vậy là thôn 1 (tiền thân là sóc Bom Bo) không thuộc xã Bom Bo mà thuộc xã Bình Minh. Còn xã Bom Bo lại không có sóc Bom Bo trước đây.
Thế nhưng từ khi sóc Bom Bo đổi tên thành thôn 1, không chỉ người dân Bom Bo day dứt bởi địa danh sóc Bom Bo đã quá quen thuộc và nổi tiếng, biết bao người từng biết, từng yêu quý vùng đất “giã gạo nuôi quân” đều mong muốn “trả lại tên” cho sóc Bom Bo một cách đúng nghĩa nhất để giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào S’tiêng và để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Trước nguyện vọng chính đáng của bà con sóc Bom Bo, chính quyền tỉnh và huyện Bù Đăng đã quyết định “trả lại tên cho em”. Vậy là qua bao đổi thay, dẫu vẫn thuộc xã Bình Minh nhưng sóc Bom Bo đã được trả lại tên, trả lại lịch sử đáng tự hào của mình.
Vẫn biết xã hội biến chuyển, cần sắp xếp lại nhiều vấn đề, trong đó có địa giới hành chính, thế nhưng những việc quan trọng ấy, trong đó có việc thay đổi tên làng, tên xã cần hết sức thận trọng. Bởi mỗi vùng đất, mỗi tên làng đối với người Việt không đơn thuần là một cái nhãn dán hành chính vô hồn. Nó là căn cước, là máu thịt thiêng liêng của cả một cộng đồng. Dẫu xã Lưu Vệ của tôi đã đổi thành Quảng Tân từ rất lâu rồi, tôi vẫn nhớ câu thành ngữ: “Gái Lưu Vệ, lính lệ Làng Bùi” - nghĩa nôm na là gái Lưu Vệ giỏi giang nhưng ghê gớm; giống như sự mẫn cán đến mức nghiệt ngã của lính lệ Làng Bùi vậy!
Việt Nam - một dân tộc gắn bó với nền văn minh lúa nước nên vấn đề quê hương bản quán vô cùng quan trọng. Nó không đơn thuần là nơi sinh hay thường trú mà chính là “sinh quyển” của mỗi người. Quê hương - nơi tập hợp những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của cả một cộng đồng dân cư sinh sống lâu đời trong một không gian địa lý ổn định. Nó chứa đựng cả văn học, nghệ thuật, cả truyền thống, hệ giá trị, phương cách sống và cả đức tin của con người. Bởi thế, việc tách - nhập một địa giới hành chính hay đổi thay một tên xã, tên làng không thể làm một cách cơ học, cứng nhắc mà phải đặt những yếu tố lịch sử, văn hóa, con người lên trên những lợi ích kinh tế trước mắt hay những nhu cầu ngắn hạn. Tuyệt đối tránh tình trạng “khắc nhập - khắc xuất” mà một vài địa phương đã làm và đã phải sửa sai. Như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã bày tỏ cảm thức về quê hương của mình qua những vần thơ lay động trong bài thơ “Đất nước”:
“Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân…”
(责任编辑:La liga)
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·TPHCM sẽ giải quyết cấp giấy đi đường cho doanh nghiệp trong ngày
- ·An Giang bổ nhiệm 34 lãnh đạo thiếu chuẩn, Bộ Nội vụ đề nghị xử lý
- ·Đông tàn, xuân sang, gian nan không nản
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi về việc trang bị máy bay, tàu thuyền cho cảnh sát cơ động
- ·Xây dựng xã điển hình phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- ·Thủ tướng: Viết tiếp 'biên niên sử' báo chí về dân tộc Việt Nam
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·Quốc hội Pháp mong muốn tăng cường hợp tác với Quốc hội Việt Nam
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thông điệp tới Đại hội đồng LHQ
- ·Tổng Bí thư hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, Thủ tướng Nhật Bản
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·Hà Nội xem xét nới lỏng một số hoạt động dịch vụ
- ·Bầu được 456 bí thư cấp huyện không phải là người địa phương
- ·Việt Nam đối mặt với rủi ro về cải cách dàn trải, thiếu trọng tâm
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét công tác nhân sự