【trận đấu blackburn】Nhọc nhằn giấc mơ đi học
(CMO) “Hết cách rồi nên gia đình tôi mới viết đơn cầu cứu để cho cháu nó được tiếp tục đi học”, ông Nguyễn Văn Cường (ngụ ấp Trời Mọc, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) nói trong bế tắc. Bởi, trong khi các bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới thì em Mai Thị Kiều Vi, cháu ngoại ông Cường, năm nay lên lớp 7, Trường THCS Tân Phú, canh cánh lo âu: “Con không biết còn được đi học nữa không”.
Không đất đai, nhờ nghề làm bánh mà ông Cường và vợ (bà Nguyễn Thị Nguyệt) mua được nền đất nhỏ, cất căn nhà tạm để sinh sống. Nói về hoàn cảnh gia đình, ông Cường chia sẻ: “Vợ chồng tôi có 2 đứa con gái, chúng nó lấy chồng rồi mà vẫn khó khăn. Cha mẹ Kiều Vi phải gởi cháu cho ông bà ngoại từ lúc mới sanh để đi làm mướn khắp nơi”.
Dù cuộc sống chật vật, nhưng gia đình vẫn dồn sức chăm lo để Kiều Vi được đến trường, động viên em cố gắng học hành để sau này có tương lai tốt đẹp hơn. Hàng ngày, ngoài chăm lo việc nhà cửa, Kiều Vi còn phụ giúp tiếp ông bà làm bánh, bán bánh.
Em Kiều Vi phụ giúp ngoại làm bánh, bán bánh, hy vọng gia đình kiếm được tiền để em được tiếp tục đi học.
Nỗ lực vượt khó học tập, suốt từ lớp 1 đến lớp 6, Kiều Vi đều đạt thành tích giỏi, nhận được giấy khen của nhà trường. Thầy Hứa Quốc Khải, Phó hiệu trưởng Trường THCS Tân Phú, cho biết: “Năm học lớp 6, thành tích học tập của Kiều Vi rất tốt, xếp loại giỏi cả năm. Quan trọng nhất là ý thức tự học, ý chí vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, học tập của em đều khiến thầy cô, bạn bè khâm phục”.
Nhìn đứa cháu ngoại, bà Nguyễn Thị Nguyệt rơi nước mắt: “Phải chi tôi không bệnh, mẹ nó không bệnh thì đâu đến nỗi nào...”.
Bà Nguyệt kể, cơn bạo bệnh ập xuống với bà bất ngờ, biến chứng của bệnh thoái hoá cột sống khiến bà đi lại không bình thường, sức khoẻ suy giảm. Cũng vì điều trị căn bệnh này mà vợ chồng bà phải rứt ruột bán nền nhà để có tiền chạy chữa. Nhờ người mua đất thương tình, cho vợ chồng ông bà ở tạm lại chỗ cũ để bán bánh có đồng ra, đồng vô.
“Hoạ vô đơn chí”, mẹ của em Kiều Vi, chị Nguyễn Thị Thắm phát hiện mình bị căn bệnh nan y là ung thư tuyến giáp. Chị Thắm kể: “Tôi và chồng vì nghèo quá chỉ dám sanh 1 đứa con là Kiều Vi. Gởi cháu cho ông bà, vợ chồng tôi đi khắp nơi làm thuê dồn sức nuôi con. Mấy tháng trước đang đi làm thì mệt quá, khám mới biết mắc bệnh ngặt nghèo. Bao nhiêu tiền bạc dành dụm cũng hết sạch vì chữa bệnh tốn kém nhiều. Bác sĩ nói còn phải tốn nhiều hơn nữa, thôi thì tới đâu hay tới đó, còn tôi chỉ lo cho con mình không biết sau này ra sao...”.
Cha của em Kiều Vi, anh Mai Văn Nhanh phải về quê chăm lo cho vợ, giờ ai mướn gì làm nấy. Cũng may, có người bà con thương hoàn cảnh gia đình, cho mượn nền nhà ở, vì căn nhà của ông bà ngoại đã bán cho người ta rồi.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, bà ngoại của em Kiều Vi, dù bệnh tật nhưng vẫn bán bánh hàng ngày để có tiền trang trải cuộc sống.
Thấy Kiều Vi ham học, học giỏi, ngoan ngoãn, gia đình đã bàn tính nát nước. Anh Nhanh nói: “Có gọi con lại nói hoàn cảnh gia đình mình vậy, tính cho con nghỉ học. Chỉ nghe nhiêu đó thôi mà bé Vi nó khóc sưng bụp mắt. Nó nói khổ cỡ nào cũng chịu được, miễn là cho nó đi học. Làm ông bà, cha mẹ như tụi tôi thiệt đứt ruột, nhưng đâu biết phải làm sao”.
Hiện tại, gia đình ông bà ngoại của Kiều Vi đã không còn thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Mẹ của Vi cũng đang làm thủ tục để nhận trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng. Nguồn thu nhập chính của gia đình từ nghề làm bánh, làm mướn, vừa ít, vừa không ổn định. Thêm nữa, bệnh tật khiến kinh tế gia đình kiệt quệ. Thế nên, việc cho em Kiều Vi được tiếp tục đi học quả là một gánh nặng quá sức với gia đình.
Hỏi Kiều Vi, em có thích học không, mơ ước của em sau này, em hồn nhiên: “Con chỉ ước là năm nay được đi học. Còn nếu được ước tiếp, con ước mình được học lên cao hơn, học ngành bác sĩ, con muốn chữa bệnh cho ngoại, cho mẹ, cho mọi người. Nhưng chắc khó lắm mấy chú ơi”.
Trong lá đơn của gia đình, được các cấp chính quyền địa phương xác nhận, ông Cường, ông ngoại em Kiều Vi, tha thiết: “Gia đình mong mỏi các cơ quan, tổ chức, nhà tài trợ, mạnh thường quân hỗ trợ, tiếp sức để cháu tôi có cơ hội được đi học”.
Giấc mơ đi học của Kiều Vi, tương lai của em, rất cần những tấm lòng thơm thảo chung tay góp sức.
Các đơn vị, tổ chức, nhà tài trợ, mạnh thường quân có tấm lòng, xin liên hệ với ông Phạm Văn Quang, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, số điện thoại: 0918.780.251, làm đầu mối để chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ em Mai Thị Kiều Vi. |
Hải Nguyên
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Ngân hàng Quân đội lãi ròng gần 1.400 tỷ trong quý I/2018
- ·Khoảnh khắc ô tô tiền tỷ bất ngờ bị phóng hỏa nóng nhất mạng xã hội
- ·Blockchain thay đổi toàn cảnh công nghệ tại Đông Nam Á
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Toàn cảnh thị trường smartphone 2021: Chia tay LG, Apple đua Samsung
- ·Bkav livestream bán Bphone A Series
- ·iPhone 14 Pro có camera 48MP nhưng iPhone 15 mới đáng chờ
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn ông Hoàng Minh Cường làm Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng
- ·Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
- ·Trung Quốc sử dụng blockchain quản lý trại giam
- ·Học viện Kỹ thuật Mật mã sẽ từng bước xây dựng mô hình đại học số
- ·Bản đồ số ‘make in Việt Nam’
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·Nam thanh niên bay người tung cước hạ tên trộm xe máy
- ·Săn lãi lớn từ cơn mưa ưu đãi của HDBank
- ·Quy định về tiêu chí nhận diện email, tin nhắn, cuộc gọi rác
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Trung tâm dữ liệu Viettel IDC đạt giải Hiệu quả năng lượng năm 2021