【ket qua club america】Để TP. Hồ Chí Minh trở thành “thành phố xanh”, có vai trò nòng cốt của ngành Y tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế TP. Hồ Chí Minh sáng 24/1/2022. Ảnh: CTV |
Phát biểu tại Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những thành quả mà TP. Hồ Chí Minh đạt được trong năm 2021, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng chia sẻ với những khó khăn, mất mát, hy sinh của nhân dân thành phố do tác động của dịch bệnh trong năm 2021; đồng thời tin tưởng phát huy những thành quả, khắc phục những khó khăn, hạn chế, nhất định năm 2022, thành phố và ngành Y tế thành phố sẽ đạt được những kết quả, thành tựu lớn hơn nữa, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: TP. Hồ Chí Minh đóng góp rất quan trọng vào công tác phòng, chống dịch, thay đổi tư duy, biện pháp trong phòng, chống dịch, “đi trước đón đầu,” thực hiện các thí điểm có tính chất quyết định. |
Thủ tướng nêu rõ thành phố đã đóng góp rất quan trọng vào công tác phòng, chống dịch, thay đổi tư duy, biện pháp trong phòng, chống dịch, “đi trước đón đầu,” thực hiện các thí điểm có tính chất quyết định trong phòng, chống dịch và giữ được bản lĩnh trong lúc khó khăn, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cấp, các ngành, các địa phương. Đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã trở thành một “thành phố xanh"; đóng góp vào những thành quả chung nói trên, có vai trò nòng cốt của ngành Y tế thành phố.
Thành phố đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức rất lớn, gồm cả những khó khăn, thách thức chung và những khó khăn, thách thức do đặc thù của thành phố.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, khi dịch Covid-19 với biến chủng Delta lây lan nhanh và nguy hiểm xâm nhập sâu vào nước ta, với những diễn biến chưa có tiền lệ, trong lúc vắc-xin khan hiếm trên toàn cầu, chưa có đủ vắc-xin, chưa có thuốc điều trị, chưa hiểu hết về biến chủng mới, chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó, năng lực y tế còn hạn chế, chúng ta không tránh khỏi những lúng túng ban đầu.
Là thành phố có số dân đông nhất cả nước, cơ cấu dân số đa dạng nhất, thành phần dân cư phong phú nhất, với nhiều đặc điểm riêng về dân cư - xã hội, do đó, trong tổng thể các biện pháp phòng, chống dịch chung cả nước, phải có các biện pháp đặc thù riêng dành cho thành phố, đây là bài toán khó đặt ra trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch lần thứ 4.
Với tinh thần đặt tính mạng, sức khỏe và người dân lên trên hết, trước hết, khi chưa có đủ vắc-xin và thuốc chữa bệnh, chúng ta bắt buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, trong đó có việc giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam với khoảng 40 triệu người dân.
TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin, góp phần để Việt Nam từ một nước có tỷ lệ tiêm vắc-xin rất thấp trở thành 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ tiêm vắc-xin cao nhất trên thế giới.
Đến nay, thành phố đã bình tĩnh, tự tin mở cửa trở lại, thực hiện hiệu quả chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Qua khó khăn, thách thức, thành phố và ngành y tế thành phố đã trưởng thành lên rất nhiều.
Năm 2022, khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn là thời cơ và thuận lợi, dịch bệnh vẫn có thể diễn biến phức tạp với các biến chủng mới. Thủ tướng đề nghị TP. Hồ Chí Minh không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, tiếp tục sơ kết, tổng kết thực tiễn để phòng, chống dịch tốt hơn, triển khai hiệu quả chương trình tổng thể phòng, chống dịch trong năm 2022-2023, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu thần tốc, thần tốc và thần tốc hơn nữa trong tiêm vắc-xin cho toàn bộ các đối tượng theo quy định; đẩy mạnh tuyên truyền, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người; đẩy mạnh triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ từ 12 - 17 tuổi để mở cửa lại trường học từ sau tết gắn với an toàn dịch bệnh…; tiếp tục triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro, thực hiện hiệu quả chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ.
Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong ngành Y tế, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực hệ thống y tế, củng cố y tế cơ sở, y tế dự phòng, củng cố năng lực Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, phát huy sức mạnh của ngành Y tế thành phố; quan tâm, chăm lo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế của thành phố./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hải Dương chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 9, 10 vào một kỳ
- ·Chủ dự án Topaz City bán hơn 1.000 căn hộ tái định cư sai đối tượng
- ·Ô tô nước nào nhập vào Việt Nam có giá rẻ nhất?
- ·Sức hút của căn hộ thông tầng tại dự án Eden Garden
- ·Khai mạc Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh, thành năm 2022
- ·Đức phát hiện hàng chục ngàn xe Audi gian lận khí thải
- ·Khai sai thuế, ‘ông lớn’ bất động sản công nghiệp Đồng Nai bị xử phạt
- ·Pha lùi xe bay qua rào chắn, rơi trúng người đi đường
- ·Nghệ sĩ tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật: Người đăng đàn xin lỗi, còn lại... lặng thinh
- ·Dự án Eden Garden
- ·Quý 1, thu nhập bình quân người lao động tăng 1 triệu đồng/tháng
- ·Audi Việt Nam triệu hồi Audi Q3 vì lỗi kỹ thuật
- ·Ô tô lộn nhào qua đầu, người đi xe đạp sống sót thần kỳ
- ·Doanh nghiệp tự vẽ ra 3 khu biệt thự 'ma' ở Lâm Đồng để lừa khách hàng
- ·Hội thi cắm hoa nghệ thuật “Những mùa hoa tháng 3”
- ·Đại gia Thanh Hóa khoe dàn siêu xe khủng
- ·Onsen Hội Vân hợp tác Max Thăng Long phát triển dự án suối khoáng ở Bình Định
- ·Kẽ hở từ màn đấu giá đất 30 tỷ/m2, khách hàng đồng loạt quay xe bỏ cuộc
- ·Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 6,11 tỷ USD
- ·Tại sao Autobahn tại Đức không giới hạn tốc độ như Mỹ?