【u23 iran vs】Công nghiệp ô tô toàn cầu bị bóp nghẹt bởi Covid
Nền công nghiệp ô tô Trung Quốc bị tê liệt
Trung Quốc vốn là thị trường ô tô lớn nhất thế giới và Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) – thành phố tâm dịch Covid-19 được biết đến như một thủ phủ của nền công nghiệp ô tô bởi các hãng xe như General Motors,ôngnghiệpôtôtoàncầubịbópnghẹtbởu23 iran vs Honda, Nissan, Peugeot Group và Renault đều có nhà máy sản xuất đặt tại đây.
Riêng với Honda, nhà sản xuất ô tô tại Vũ Hán chiếm khoảng 50% tổng sản lượng của hãng taị Trung Quốc. Năm 2019, Vũ Hán được vinh danh là nơi sản xuất ô tô lớn thứ 4 tại Trung Quốc, chiếm khoảng 10% công suất sản xuất ô tô của cả nước, tương đương 2,24 triệu xe/năm.
Nền công nghiệp ô tô lớn nhất thế giới đang tê liệt. Nguồn: Bloomberg. |
Khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng và bùng phát mạnh mẽ, nhiều nhà sản xuất ô tô tại Vũ Hán nói riêng và cả Trung Quốc nói chung buộc phải đóng cửa. Bên cạnh các công ty ô tô có trụ sở tại Vũ Hán, nhà máy mới của Tesla tại Thượng Hải cũng trong tình trạng đóng cửa, ngừng sản xuất, dẫn đến việc trì hoãn trong sản xuất mẫu Model 3.
Kết quả là, doanh số bán xe hơi ở Trung Quốc đã tụt dốc tới 92% trong nửa đầu tháng 2 năm nay, và 80% trong toàn tháng 2, theo dữ liệu từ Hiệp hội xe khách Trung Quốc CPCA.
Và mới đây, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc CAAM đưa ra dự báo doanh số bán xe nội địa sẽ giảm 10% trong nửa đầu năm 2020 và giảm 5% cho cả năm. Đồng thời, nếu tình trạng đóng cửa của nhiều nhà máy vẫn còn tiếp diễn đến giữa tháng 3 thì rất có thể số lượng xe mới tại Trung Quốc sẽ giảm đến 1,7 triệu chiếc.
Hiệu ứng Domino
Tại châu Á, Honda vừa tuyên bố cắt giảm sản lượng của hai nhà máy sản xuất tại quê nhà trong bối cảnh chuỗi cung ứng linh kiện từ Trung Quốc đang bị gián đoạn. Kịch bản tương tự cũng xảy ra với hãng xe đồng hương Nissan khi hãng quyết định cắt giảm sản xuất trong 4 ngày của tháng 2 và tạm ngừng sản xuất xe vào các ngày thứ 7, chủ nhật của tháng 3 tại nhà máy ở Fukuoka Prefecture.
Đồng thời một số dòng xe của Mazda cũng chưa thể ra mắt do nguyên nhân tương tự. Ước tính sản lượng sản xuất xe của năm nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản (gồm Toyota, Nissan, Mitsubishi và Mazda) sẽ giảm 580.000 chiếc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, kéo theo lợi nhuận năm giảm 170 tỉ yên (tương đương 1,6 tỷ USD) do Covid-19.
Nhiều hãng xe Nhật Bản vẫn đang phải tạm ngừng sản xuất do thiếu linh kiện. Nguồn: Auto Express. |
Trước đó, Hyundai – hãng xe đến từ Hàn Quốc thông báo đóng cửa nhà máy tại quê nhà khi một nhân viên làm việc tại đây được xác nhận dương tính với virus corona. Hãng xe chị em Kia cũng đình chỉ một số dây chuyền lắp ráp tại Hàn Quốc.
Các quan chức của United Auto Workers cũng vừa cho biết, hãng xe General Motors đang trong tình trạng thiếu hụt các linh kiện và phụ tùng cho các dòng xe tải ở Bắc Mỹ.
Trong khi đó, hãng xe Fiat Chrysler cho biết một trong những nhà máy của hãng tại châu Âu đã buộc phải tạm ngưng sản xuất hãng cho đến cuối tháng 2 vừa qua và hiện hãng đang tìm kiếm nhà cung ứng để thay thế cho các công ty tại Trung Quốc. Ngoài ra, Jaguar Land Rover cũng cảnh báo rằng virus corona có thể gây ra sự đình trệ tại các nhà máy lắp ráp của hãng ở Anh.
Các nhà sản xuất ô tô tại châu Âu đang bắt đầu "ngấm đòn" Covid-19. Nguồn: Zero Hedge. |
Các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ là Maruti Suzuki, Mahindra và Tata Motors cũng đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn linh kiện và phụ tùng vào tháng 3 này.
Cùng với đó, doanh số bán xe của các hãng trong tháng 2 vừa qua cũng giảm đáng kể, cụ thể là Mahindra giảm 42%, Tata Motors giảm 34% và Maruti Suzuki giảm 1,6% so với cùng kì năm ngoái.
Bên cạnh đó, virus corona cũng đang giáng một đòn mạnh mẽ lên giá trị cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô. Cổ phiếu của GM và Ford Motor đều giảm đến hai chữ số trong năm nay, giảm khoảng 12% vào tuần trước.
Ngay cả cố phiểu của Tesla cũng đã bắt đầu lao dốc, giảm 25,9% kể từ ngày 21/2 vừa qua. Ngoài ra hàng loạt sự kiện lớn trong năm như triển lãm ô tô Geneva Motor Show 2020 hay các chặng đua thuộc giải công thức 1 cũng bị tạm hoãn vô thời hạn.
Hàng loạt triển lãm xe danh tiếng đều bị tạm hoãn vô thời hạn. Nguồn: Car and Drive |
Các nhà sản xuất ô tô “nhảy số” để hồi phục
Ngành công nghiệp ô tô là một ngành công nghiệp đặc thù khi các nhà máy sản xuất thường hoạt động mà không có kho dự trữ chính của các bộ phận, linh kiện xe. Điều này đã khiến nó dễ bị tổn thương khi virus corona bùng nổ và lan rộng ra ngoài Trung Quốc.
Chính sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc đã dẫn đến sự gián đoạn trên diện rộng và gây ảnh hưởng đến hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ sản phẩm của các hãng xe. Điều này cũng giúp lí giải tại sao các công ty ô tô đang vội vã tìm kiếm các giải pháp thay thế.
Nhiều thương hiệu ô tô truyền thống như Volkswagen, Nissan, SAIC và BMW đang tìm đến một kênh tiếp thị sản phẩm mới. Thay vì trưng bày các mẫu xe của mình tại showroom, các hãng xe đã chuyển sang mua sắm trực tuyến thông qua các trang web và những buổi livestream trực tuyến, nhằm vừa đáp ứng được nhu cầu mua xe của người tiêu dùng, vừa gạt bỏ nỗi lo lây nhiễm bệnh so với phương pháp bán hàng truyền thống.
Một hãng xe Trung Quốc mở bán hàng trực tuyến. Nguồn: Forbes |
Các hãng xe còn cầu cứu chính phủ đưa ra các gói trợ cấp nhằm kích cầu thị trường nội địa. Cụ thể, ngành công nghiệp ô tô của Anh yêu cầu chính phủ nước này đưa ra các chính sách mới nhằm thúc đẩy thị trường bằng ngân sách sắp tới và đảm bảo đạt được thỏa thuận thương mại tự do với EU để kích thích thị trường tiêu dùng trong nước. Còn chính quyền Trung Quốc lại chọn giải pháp hỗ trợ những người mua xe mới bằng các khoản tiền nhất định.
Ngoài ra, để đối phó với tình trạng thiếu hụt khẩu trang và nước rửa tay, nhiều công ty như SAIC-GM-Wuling, BYD Co. hay GAC Motor Co. đã tuyên bố tham gia sản xuất các yếu phẩm kể trên nhằm giúp nhân viên của hãng cũng như các tài xế xe buýt, các nhóm tình nguyện tránh được nguy cơ lây nhiễm virus.
Kịch bản nào cho nền công nghiệp ô tô thế giới sau “khủng hoảng” Covid-19?
Trước những diễn biến khó lường của dịch Covid-19, Ngân hàng đầu tư nổi tiếng phố Wall Goldman Sachs dự đoán doanh số bán xe toàn cầu sẽ giảm 3,5% trong năm 2020, thay vì 0,3% như dự kiến trước đó. Thậm chí, khi các nhà máy sản xuất của các hãng cũng phải mất một thời gian để hoạt động hết công suất do thiếu hụt nguồn lao động và linh kiện lắp ráp.
Mai Lý
Honda giảm sản xuất HR-V và Odyssey vì thiếu linh kiện do Covid-19
Hai nhà máy của Honda tại Nhật Bản đang lao đao do không có đủ linh kiện và phụ tùng để sản xuất hai mẫu xe là dòng xe Honda HR-V và Odyssey.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hàng trăm biển số xe ‘công nghệ mới’ phải đổi biển do tróc sơn phản quang
- ·Soi kèo góc Fulham vs Man City, 18h30 ngày 11/05
- ·Soi kèo góc Kaiserslautern vs Leverkusen, 1h00 ngày 26/5
- ·Soi kèo góc Osasuna vs Villarreal, 19h00 ngày 25/5
- ·Chủ động phương án ứng phó bão số 13 với mức độ cao nhất cả trên biển và đất liền
- ·Soi kèo góc Real Madrid với Alaves, 2h30 ngày 15/05
- ·Soi kèo phạt góc Hàn Quốc vs Trung Quốc, 18h00 ngày 11/6
- ·Soi kèo góc Las Palmas vs Real Betis, 0h30 ngày 17/5
- ·Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội sẽ rét và có mưa
- ·Soi kèo phạt góc Sheffield United với Nottingham Forest, 21h ngày 4/5
- ·Bố đẻ bạo hành dã man 2 con tại Hà Nội: Hội bảo vệ quyền trẻ em lên tiếng
- ·Soi kèo phạt góc Sanfrecce Hiroshima vs Jubilo Iwata, 12h00 ngày 1/6
- ·Soi kèo góc Central Coast Mariners vs Melbourne Victory, 16h45 ngày 25/5
- ·Soi kèo phạt góc Man City vs West Ham, 22h00 ngày 19/5
- ·Kinh hoàng nguyên nhân vụ rơi máy bay ở Nga khiến 71 người thiệt mạng
- ·Soi kèo góc Fiorentina vs Napoli, 1h45 ngày 18/5
- ·Soi kèo góc Sassuolo vs Cagliari, 17h30 ngày 19/5
- ·Soi kèo góc Atalanta vs Bayer Leverkusen, 2h00 ngày 23/5
- ·Biểu giá điện bán lẻ sẽ có mức thang mới vào cuối năm
- ·Soi kèo góc Việt Nam vs Philippines, 19h00 ngày 6/6