【2.99 đô】Cải cách quyết liệt để thúc đẩy tăng trưởng
Theảicáchquyếtliệtđểthúcđẩytăngtrưở2.99 đôo các chuyên gia, vẫn còn nhiều dư địa để cải cách chính sách, tuy nhiên điều quan trọng hơn là cải cách đó cần phải được tiến hành một cách quyết liệt và có sự đột phá.
Cải cách chi tiêu công
Theo các chuyên gia, sau nhiều năm theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên mở rộng đầu tư, chi tiêu công của Việt nam liên tục được duy trì ở mức cao, thâm hụt ngân sách nhà nước nhiều năm ở mức gần 5% đã làm phát sinh nhiều vấn đề làm ảnh hưởng tới ổn định vĩ mô nền kinh tế như lạm phát cao và bất ổn, tăng trưởng chậm do hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp, đầu tư dàn trải.
PGS.TS. Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) cho biết, thâm hụt ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) trong giai đoạn 2004-2006 chỉ là khoảng 1% nhưng đến giai đoạn 3 năm gần đây thì đã lên tới gần 3% GDP. Thâm hụt ngân sách tổng thể (bao gồm cả chi trả nợ gốc) theo thống kê của Bộ Tài chính kể từ 2001 đến nay luôn tiệm cận ngưỡng 5% GDP. Bên cạnh đó, dù nợ công vẫn nằm trong ngưỡng cho phép, nhưng hiện đang phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn khi đang tiệm cận với mức trần 65% GDP.
Một bất cập nữa trong chi tiêu công ảnh huởng đến tăng trưởng kinh tế được PGS.TS. Vũ Sỹ Cường chỉ ra là cơ cấu chi tiêu chưa hợp lý khi chi cho đầu tư đang giảm dần và chi thường xuyên chiếm đa số. Trong bối cảnh một quốc gia đang phát triển, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn rất lớn thì việc giảm mạnh chi đầu tư công mà không có nguồn thay thế cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực về dài hạn. Ông khẳng định, vấn đề của Việt Nam hiện nay là cải thiện chất lượng và hiệu quả đầu tư nói chung trong đó có đầu tư của NSNN chứ không phải chỉ là giảm về số lượng.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, muốn giảm bội chi và giữ an toàn cho nợ công thì phải bằng cách giảm chi thường xuyên và nâng cao hiệu quả, kỷ luật chi tiêu ngân sách chứ không phải kìm hãm đầu tư công. Theo TS. Cung, không thể để bội chi kéo dài do chi thường xuyên cao mãi như thế này. Liên quan đến những bất cập trong chi đầu tư công, TS Cung nhấn mạnh, hầu hết các dự án đầu tư công phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, mức điều chỉnh cứ gấp 1,5 đến 2 lần mức được duyệt, hiện tượng này đã trở nên phổ biến nhưng chưa được xử lý, đồng thời nhấn mạnh không thể kéo dài mãi tình trạng này.
Một giải pháp quan trọng trong cải cách chi tiêu công được PGS.TS. Vũ Sỹ Cường đề xuất đó là cần giảm dần và chấm dứt xu hướng giảm chi đầu tư, đặc biệt ở cấp Trung ương, cải thiện về lập ngân sách đầu tư bằng cách quan tâm nhiều hơn đến các nhu cầu chi duy tu bảo dưỡng liên quan đến đầu tư, qua đó hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. “Kiểm soát và giảm mức chi đầu tư tràn lan, không hiệu quả là đúng nhưng nếu xu hướng giảm hiện nay vẫn tiếp diễn trong thời gian dài, khối lượng tài sản công sẽ không đủ để hỗ trợ đầy đủ cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, chi đầu tư nhằm hình thành tài sản và chi duy tu bảo dưỡng tài sản nhằm kéo dài vòng đời kinh tế của chúng phải song hành với nhau. Nếu cả hai nhu cầu chi được đảm bảo, điều đó sẽ giúp tránh được những kết quả tăng trưởng không tối ưu”, PGS.TS. Vũ Sỹ Cường nói.
Cắt bỏ ít nhất 1/3 đến 1/2 điều kiện kinh doanh
Một trong những động lực cho tăng trưởng cần phải được thúc đẩy là giải pháp cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển DN. Theo các chuyên gia, đây là cải cách rất quan trọng bởi hiện nay, dù đã có nhiều biến chuyển nhưng vẫn còn đó nhiều nút thắt, vướng mắc, khó khăn cho DN trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Dưới góc độ DN, ông Nguyễn Thâm, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam cho rằng, tháo bỏ nút thắt nghĩa là khơi thông dòng chảy, khơi thông giao thương, nói theo định hướng phát triển kinh tế xã hội thì phải đi từ chỗ chưa tốt đến chỗ tốt hơn. Đối với DN, hiện DN gặp nhiều vướng mắc khi sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và những vướng mắc, nút thắt này cần tháo cởi ngay. Trước hết đó là vấn đề lợi ích nhóm, lợi ích sân sau, nút thắt này đã tác động quá rõ ràng tới cơ chế thị trường, tới các DN, tới nền kinh tế vì thế cần loại bỏ và coi đây là nhiệm vụ cấp bách. Lấy dẫn chứng quy định về các điều kiện để được cấp giấy phép vận tải đa phương thức quốc tế đang làm khó DN khi quy định này phủ nhận điều kiện kia, ông Nguyễn Thâm cho biết, quy định này đang cản trở kinh doanh của DN và khẳng định, hiện có nhiều văn bản dưới luật quy định về điều kiện kinh doanh gây khó khăn cho DN.
Nút thắt đầu tiên cần tháo gỡ, theo ông Nguyễn Thâm, là cần cải tổ, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, hệ thống quản lý. Bên cạnh đó, cần rà soát lại hệ thống pháp luật, các văn bản pháp quy, các văn bản dưới luật liên quan đến sản xuất kinh doanh, cái nào không phù hợp cần sớm bãi bỏ nhằm khơi thông dòng chảy, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đồng thời cần ưu tiên cho khu vực kinh tế tư nhân vì đây là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế.
Về vấn đề này, TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, cần tạo áp lực và trách nhiệm đối với các bộ chuyên ngành để cắt bỏ ít nhất 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh, loại bỏ ít nhất 1/2 số hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành XNK đồng thời thay đổi cơ bản cách thức quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tăng hiệu quả sử dụng vốn của DNNN, đổi mới quản lý, cải thiện hiệu quả tài chính các DNNN. Cụ thể, với vai trò chủ sở hữu, Chính phủ giao các chỉ tiêu bắt buộc đối với các DNNN bằng cách tăng ít nhất 1 điểm % so với hiện hành đối với các tiêu chí như doanh thu/vốn, lợi nhuận gộp/doanh thu, lợi nhuận trước thuế/ tài sản (bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất), lợi nhuận /vốn chủ sở hữu…
Theo các chuyên gia, ở lĩnh vực nào cũng có nút thắt và đều tìm thấy những động lực tăng trưởng trong đó khi những nút thắt được tháo gỡ, vấn đề là sau khi nhận diện được nút thắt phải tiến hành cải cách một cách quyết liệt và đột phá, chấp nhận đánh đổi để có được những kết quả tối ưu trong phát triển kinh tế.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Vú sữa tím Kế Sách vào thị trường Mỹ nhờ liên kết sản xuất hiệu quả
- ·Yêu cầu kiểm tra, theo dõi việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu
- ·NSƯT Quang Tèo, Đỗ Kỷ làm giám khảo cuộc thi hoa hậu
- ·Màn trình diễn áo tắm của Á hậu Ngọc Hằng tại Hoa hậu Liên lục địa 2023
- ·Giá vàng hôm nay 12/9: Giảm do nhiều yếu tố bất lợi
- ·Israel tấn công vào cơ sở dầu mỏ của Iran sẽ đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng
- ·Diễn biến mới vụ tranh chấp bản quyền tổ chức Miss Global 2023 ở Việt Nam
- ·Á hậu Lương Mỹ Kỳ phủ nhận tin đồn 'cạch mặt' Hương Giang
- ·Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng
- ·Đám cưới 'khủng' trang trí 2 tấn pha lê của Hương Giang, mời cả Đan Trường hát
- ·Bộ Y tế công bố danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vaccine
- ·Trực tiếp chung kết Miss Earth
- ·Hoa hậu Mai Phương gặp vấn đề sức khoẻ, bất lợi tại Miss World?
- ·80 thí sinh Miss Global 2023 diện áo dài, trải nghiệm văn hóa Việt Nam
- ·Luxury Herbal Spa & Massage Đà Nẵng: Giải pháp an toàn cho làm đẹp và sức khỏe
- ·Anna Hoàng đăng quang Á hậu 1 Miss Eco Teen International 2023
- ·Nhan sắc Việt xếp thứ 49
- ·Siêu mẫu Hà Anh, Thúy Hạnh chạy tổng duyệt bán kết Miss Global
- ·Giá nhiều mặt hàng sụt giảm, xuất khẩu đi xuống hai tháng đầu năm
- ·Thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ tích cực tập luyện cho đêm thi bán kết