【bảng xếp hạng series a】Những đường bay nào được thí điểm triển khai từ ngày 10/10?
Thí điểm mở lại đường bay nội địa từ 10/10-20/10 | |
2 phương án mở lại đường bay đi và đến Hà Nội từ 10/10 | |
Vietnam Airlines Group lên kế hoạch khôi phục các đường bay nội địa từ ngày 10/10 |
Riêng đường bay Hà Nội-Cần Thơ được khai thác linh hoạt khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ảnh minh hoạ: Internet. |
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành quy định tạm thời việc triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc, được thực hiện thí điểm từ ngày 10/10/2021 đến hết ngày 20/10/2021.
Tần suất khai thác giai đoạn thí điểm từ ngày 10/10/2021 đến hết ngày 20/10/2021 là 19 đường bay với 19 chuyến bay khứ hồi/ngày. Theo đó, đường bay từ TP Hồ Chí Minh đi Bình Định/Đà Nẵng/Huế/Khánh Hòa/Nghệ An/Phú Yên/Quảng Bình/Quảng Nam/Thanh Hóa/Hải Phòng/Phú Quốc/Gia Lai/Rạch Giá tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày;
Đường bay từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh/Đà Nẵng tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày; đường bay Đà Nẵng/Cần Thơ/Đắk Lắk tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày. Đường bay từ Thanh Hóa đi Lâm Đồng tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày. Riêng đường bay Hà Nội-Cần Thơ được khai thác linh hoạt khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với hành khách, các hãng hàng không chỉ tiếp nhận vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại phục vụ quá trình phục hồi kinh tế theo thứ tự ưu tiên: hoạt động công vụ, lực lượng phòng chống dịch Covid-19, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân và các đối tượng khác.
Điều kiện là phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử/PC-Covid hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19); có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay;
Thực hiện khai báo y tế theo quy định; hoàn thành cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát theo mẫu được ban hành kèm theo. Không tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng…
Chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú. Tự theo dõi sức khoẻ tại nơi cư trú, lưu trú ít nhất 7 ngày (theo quy định cụ thể của từng địa phương) kể từ ngày về địa phương và luôn thực hiện 5K; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.
Trong thời gian thực hiện thí điểm, Bộ Giao thông vận tải sẽ tổng hợp tình hình, sơ kết đánh giá, phối hợp các địa phương để đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch khai thác cho phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn tiếp theo...
(责任编辑:World Cup)
- ·Ra mắt Bộ Quy chế Quản trị nội bộ Tập đoàn Dầu khí dạng E
- ·Đà Nẵng vận động ngư dân phân loại và mang rác về bờ
- ·Những chính sách môi trường mới nào có hiệu lực từ năm 2022?
- ·Những chính sách môi trường mới nào có hiệu lực từ năm 2022?
- ·Vụ khung sắt rơi làm 1 người tử vong: Hé lộ những lần đổi chủ của dự án
- ·Hạn chế rác thải nhựa, tìm giải pháp thay thế
- ·Khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng
- ·Sử dụng nhựa sinh học, doanh nghiệp đối diện rủi ro kinh doanh
- ·Chuyên gia chỉ cách điều trị chứng tăng tiết mồ hôi
- ·Chống rác thải nhựa: Cần thay đổi nhận thức từ người dân đến doanh nghiệp
- ·Thủ tướng: Có ‘điểm đen’ ngay chính tại nơi đào tạo lái xe
- ·Tiêu dùng xanh trong bối cảnh hiện nay: Thực trạng và giải pháp
- ·SOJO Hotels được tôn vinh nhờ chuyển đổi số vì môi trường
- ·Park Min Jae qua đời ở tuổi 32
- ·Tương lai, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam
- ·Những tín hiệu vui của nông nghiệp công nghệ cao Vĩnh Phúc
- ·Sử dụng nhựa sinh học, doanh nghiệp đối diện rủi ro kinh doanh
- ·Thừa Thiên
- ·Tin tức mới nhất vụ bác sĩ Hoàng Công Lương: ‘Lỗi đánh máy’ của Bộ Y tế?
- ·Chỉ 20% được tái chế sau sử dụng, còn triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm đi về đâu?