【kết quả bd trực tuyến】Ngày 21/6, diễn ra triển lãm trực tuyến "Báo chí ở Việt Nam trước năm 1945"
Máy chữ đầu thế kỷ XX. Ảnh: T.L |
Triển lãm giới thiệu khoảng 100 đầu báo, tài liệu, hình ảnh tiêu biểu về chủ trương của chính quyền, báo chí và hoạt động báo chí thời kỳ thuộc địa, được lựa chọn từ các khối tài liệu đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cũng như sưu tầm từ các thư viện, cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước. Đặc biệt, triển lãm ghi nhận sự đóng góp của Bảo tàng Lịch sử quốc gia và nhà sưu tầm sách báo Nguyễn Phi Dũng với những đầu báo được xuất bản ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Triển lãm gồm 2 phần, phần I "Những cột mốc làng báo" giới thiệu một số dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử báo chí Việt Nam từ khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ đến trước năm 1945 gắn liền với việc ban hành và thực thi những văn bản pháp quy tiêu biểu cũng như các đầu báo nổi bật của từng thời kỳ.
Phần II "Ấn loát và lưu hành", những tài liệu, hình ảnh về một số vấn đề gắn liền với công tác phát hành và lưu hành báo chí sẽ xuất hiện tại phần này, tiêu biểu gồm có giấy in, nhà in, lưu chiểu, bán báo và quảng cáo.
Luật Báo chí định nghĩa báo chí là "sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử". Hiểu theo nghĩa này, có thể nói báo chí chỉ thực sự ra đời tại Việt Nam sau khi người Pháp xâm chiếm Nam Kỳ và xuất phát từ ý đồ sử dụng báo chí để phục vụ công cuộc chinh phục và khai thác thuộc địa.
Do hoàn cảnh lịch sử, Nam Kỳ trở thành cái nôi của báo chí hiện đại Việt Nam. Báo chí được phát hành tại Nam Kỳ từ những năm 1860. Trong khi đó, phải đến thập niên 1880, những tờ báo đầu tiên mới xuất hiện ở Bắc Kỳ. Từ đó đến năm 1945, hàng trăm tờ báo bằng tiếng Pháp, chữ Hán và chữ Quốc ngữ đã ra đời ở cả ba kỳ. Báo chí du nhập vào Việt Nam kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề gắn liền với lĩnh vực này như sản xuất giấy in, in ấn, lưu hành, phân phối báo chí và quảng cáo.
Ban đầu, báo chí chủ yếu đăng tải các văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa. Qua thời gian, nội dung và thể loại báo ngày càng trở nên đa dạng. Bên cạnh các nhật báo cung cấp thông tin mới nhất về tình hình thời sự trong và ngoài nước, còn xuất hiện các tờ tuần san, bán tuần san, nguyệt san, bán nguyệt san, tạp chí nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành, báo dành riêng cho nhi đồng, phụ nữ…
Thời điểm đó, thực dân Pháp không ngừng sử dụng báo chí phục vụ mục đích cai trị và khai thác thuộc địa, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận của các nhóm tiến bộ và có tư tưởng chống áp bức, bất công. Ngược lại, các cá nhân, tổ chức yêu nước của Việt Nam cũng tích cực biến báo chí thành công cụ đấu tranh để lên tiếng bênh vực và đòi quyền lợi chính đáng cho dân tộc, cho đồng bào./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Để vụ lúa Đông Xuân 2024
- ·Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
- ·Triển lãm thành tựu quân sự, quốc phòng và vũ khí, trang bị kỹ thuật
- ·15 năm thực hiện Nghị quyết số 24
- ·Giá vàng thế giới lao dốc, trong nước bất động
- ·Quản lý tốt, tạo thị trường bưu chính, viễn thông cạnh tranh lành mạnh
- ·Góp phần nhân lên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
- ·Nhiều mô hình tuyên truyền văn hóa giao thông
- ·Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giá xăng RON95
- ·An Giang: Thu giữ gần 12kg thảo mộc nghi là cần sa
- ·Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu tại TP.HCM
- ·Tăng gia ở đảo Núi Le
- ·Nhân viên trạm nguồn nhiệt tình, trách nhiệm
- ·Luật An ninh mạng bảo vệ người dân trước các nguy cơbị tấn công, xâm hại từ những đối tượng xấu
- ·Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Campuchia
- ·Thủ tướng bắt đầu chương trình dự hội nghị về quan hệ ASEAN
- ·Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam xuất quân tham gia Army Games 2019
- ·Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
- ·Kết nối giao thương doanh nghiệp logistics
- ·Nét mới từ mô hình tổ an ninh CCB tự quản ở Phước Long