会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kêt qua bong ro】Tăng cường đầu tư để phát triển bền vững văn hóa, con người!

【kêt qua bong ro】Tăng cường đầu tư để phát triển bền vững văn hóa, con người

时间:2024-12-24 00:20:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:134次

VHO - Quan điểm “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế,ăngcườngđầutưđểpháttriểnbềnvữngvănhóaconngườkêt qua bong ro chính trị, xã hội” đang từng bước được hiện thực hóa trong bức tranh phát triển chung tại nhiều địa phương. Tăng cường đầu tư để phát triển văn hóa, con người được nhiều địa phương quyết tâm thực hiện, với những chỉ số năm sau cao hơn năm trước.

 Tăng cường đầu tư để phát triển bền vững văn hóa, con người - ảnh 1
Khảo sát thực tế tại địa điểm xây dựng Trung tâm Văn hóa - Triển lãm tỉnh Bắc Giang, hiện đang trong quá trình hoàn thiện

  Đây là thực tế được ghi nhận qua hoạt động đi thực tế, khảo sát tại các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh do Bộ VHTTDL tổ chức, tham gia có nhiều nhà báo, phóng viên đến từ một số cơ quan báo chí tại Hà Nội.

Mức đầu tư năm sau cao hơn năm trước

Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang Trương Quang Hải cho biết, cụ thể hóa việc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, ngành văn hóa tỉnh Bắc Giang đã tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xây dựng những định hướng lớn, các cơ chế, chính sách quan trọng nhằm kiến tạo, khơi thông các nguồn lực để phát triển các lĩnh vực VHTTDL. Có thể kể đến như việc xây dựng các phương án phát triển ngành tích hợp trong Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Giang đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững…

“Đặc biệt, quan điểm tăng cường đầu tư phát triển văn hóa được lãnh đạo tỉnh Bắc Giang chú trọng với mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững, hài hòa. Đầu tư ngân sách nhà nước cho văn hóa năm sau cao hơn năm trước, nhiều công trình, thiết chế văn hóa, thể thao quy mô, tầm cỡ, đáp ứng yêu cầu thời đại và nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân đang dần hiện hữu, trở thành những điểm nhấn văn hóa, kiến trúc trên địa bàn…”, ông Đỗ Tuấn Khoa, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Bắc Giang cho biết thêm. Tăng cường mức đầu tư cho văn hóa, những kết quả đạt được đã tạo điểm nhấn khẳng định vai trò, vị thế của VHTTDL, vừa là mục tiêu vừa là động lực góp phần thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ông Đỗ Tuấn Khoa cho biết, tỉnh đã quy hoạch, xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao trọng điểm như Nhà thi đấu thể thao tỉnh, tổng mức đầu tư 900 tỉ đồng; Trung tâm Văn hóa - Triển lãm tỉnh, tổng mức đầu tư hơn 500 tỉ đồng. Đây là hai công trình sẽ tạo thành một quần thể thiết chế hiện đại, đa chức năng, là “điểm hẹn” của đông đảo người dân với các nhu cầu xem phim, triển lãm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, chương trình thi đấu và luyện tập thể thao…

 Tăng cường đầu tư để phát triển bền vững văn hóa, con người - ảnh 2
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Quảng Ninh

Tại Quảng Ninh, Phó Giám đốc Sở VHTT Nguyễn Thanh Tùng cho biết, triển khai các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Bộ VHTTDL, Sở VHTT cũng đã tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xây dựng ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách; các chương trình, đề án, kế hoạch mang tính đặc thù của ngành nhằm thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao, gia đình. Điểm nhấn là Nghị quyết số 17-NQ/ TU ngày 30.10.2023 về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực phát triển nhanh, bền vững. Những năm qua, hệ thống thiết chế văn hóa thể thao từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại; việc huy động các nguồn lực cho xây dựng, phát triển văn hóa, thể thao có bước đột phá. “Công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng, có cơ chế thích hợp để chuyển hóa thành nguồn lực phục vụ trực tiếp cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cùng một số di tích quốc gia đặc biệt. Việc huy động các nguồn lực cho xây dựng, phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh có bước đột phá…”, ông Tùng nhấn mạnh.

 Tại Hải Dương, đầu tư cho văn hóa được thể hiện trên từng lĩnh vực cụ thể. Đơn cử như trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thể thao, theo bà Bùi Thị Ánh Ngọc, Trưởng phòng Quản lý Văn hóa, Gia đình (Sở VHTTDL Hải Dương), hệ thống này đang ngày càng hoàn thiện, khẳng định vai trò quan trọng, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Hải Dương đã có những công trình văn hóa lớn, mang tính biểu tượng như Trung tâm văn hóa xứ Đông, bên cạnh đó, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới Thư viện tỉnh; cải tạo, nâng cấp Bảo tàng tỉnh. Hệ thống thiết chế văn hóa tăng về số lượng và từng bước cải thiện về chất lượng. 12/12 huyện, thị xã, thành phố và 235/235 xã, phường, thị trấn có Trung tâm văn hóa - thể thao; 1.314/1.314 thôn, khu dân cư có nhà văn hóa phát huy công năng trong tổ chức hoạt động, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thể chất, tầm vóc, chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.

“Hệ thống thiết chế văn hóa đóng vai trò quan trọng xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư, góp phần không nhỏ trong tăng cường khối đại đoàn kết, góp phần giảm thiểu được các sai phạm, các tệ nạn xã hội…”, bà Ngọc chia sẻ.

 Tăng cường đầu tư để phát triển bền vững văn hóa, con người - ảnh 3
Đoàn báo chí tham quan trưng bày Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, (Bắc Giang)

Chú trọng hệ giá trị văn hóa, con người

Xác định vai trò của văn hóa trong xây dựng và phát triển đất nước và xây dựng con người mới, lãnh đạo Sở VHTTDL Hải Dương cho biết, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 22-CTr/TU về “Phát huy giá trị văn hóa xứ Đông và xây dựng con người Hải Dương đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, quan tâm chú trọng đến nhiệm vụ xây dựng “Người Hải Dương văn minh, hiếu học và khát vọng vươn lên”, nhằm bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần hiếu học, cùng ý chí và khát vọng vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Đổi mới tư duy, nhận thức, định vị lại giá trị địa phương, nhận diện đầy đủ lợi thế, thách thức, mâu thuẫn, “điểm nghẽn” để tìm cách hóa giải, tìm cơ hội trong khó khăn thách thức, định hình phương thức phát triển mới;

Chú trọng đổi mới tư duy phát triển, mạnh dạn thí điểm áp dụng thành công nhiều mô hình quản trị mới như phương châm “5 thật”, “6 dám”; “3 trước”, “4 tại chỗ”, từ xa, từ sớm, từ cơ sở… là những cách làm thiết thực mà chúng tôi đang triển khai, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Chi phí vận chuyển hàng nông sản quá cao
  • Nghi vấn trong việc  sử dụng dữ liệu định vị làm bằng chứng phá án  ở Đan Mạch
  • Chiêu lạ bán nhà thời khó
  • Thêm 28 cơ quan và công ty của Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen của Mỹ
  • Phát triển thị trường bán lẻ: Đừng quên thúc đẩy công nghệ và sự sáng tạo
  • Nhà 8B Lê Trực: Rõ ràng là bất ổn quản lý
  • Thành phố mới Bình Dương hoang vắng bóng người
  • Chuyên gia hiến kế giúp mặt phố Hà Nội thoát cảnh bị “băm nát”
推荐内容
  • Ngô Thanh Vân rạng ngời bên xe VinFast đi dự đám cưới Đông Nhi
  • Giăng biểu ngữ đòi chủ Good House Apartment giao căn hộ
  • 8 chiêu biến hóa căn bếp theo phong cách Scandinavia cực chuẩn
  • Xây bãi đỗ xe rộng 3.200m2 gần đường Bắc Thăng Long
  • BHXH Việt Nam hiến 174 đơn vị máu trong chương trình “Hiến máu an toàn
  • Khủng hoảng Saudi Arabia cho thấy ngoại giao Mỹ thay đổi liên tục