【xếp hang y】Chủ động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào mùa hè
Trẻ em được trang bị kiến thức, kỹ năng sẽ giúp hạn chế rủi ro về tai nạn thương tích |
Mới vào hè, chị Phạm Thị Huệ (phường Phước Vĩnh, TP. Huế) đã đăng ký cho con tham gia lớp học bơi tại phường An Cựu (TP. Huế). Được huấn luyện viên kèm cặp, chỉ sau vài buổi tham gia cùng các bạn, Ngọc Thạnh, con trai chị Huệ đã có thể tự tin bơi ếch.
Chị Huệ chia sẻ: “Cứ vào hè là tôi lại lo lắng vì con rất thích nước, lúc nào cũng nằng nặc được đi bơi với chúng bạn, nhưng lại không biết bơi. Mặc dù tôi đã mua sắm áo phao cho con, thế nhưng kỹ năng bơi cũng vô cùng cần thiết. Tìm được lớp học phù hợp, tôi muốn cho con học bơi để đề phòng rủi ro, vừa có thể bảo vệ bản thân, vừa nâng cao sức khỏe và thư giãn sau một năm học tập nỗ lực”.
Cùng quan điểm với chị Huệ, anh Trần Văn Dũng (Giang Hải, Phú Lộc) trực tiếp dạy con bơi lội ngay tại biển. Anh Dũng kể: “Năm ngoái, hai em học sinh ở quê tôi bị đuối nước vô cùng thương tâm; mặc dù trong hai em, có một em bơi đã thành thục. Vì thế, vừa trang bị cho con kiến thức về bơi lội, tôi vừa chỉ con cách nhận biết những nơi sóng dữ, nước xiết, dòng chảy xa bờ”.
Với anh Dũng, đó đều là những kiến thức rất quan trọng để con của anh có thể bảo vệ mình và cả bạn bè khi tắm, bơi ở sông, suối, biển. Ngoài ra, anh còn kết hợp dạy con nhận biết và phòng tránh những nguy hiểm thường gặp như khi tham gia giao thông, cách xử lý khi bị rắn cắn, phòng tránh chập điện, cháy nổ, khi hóc dị vật.
“Những kỹ năng sinh tồn ấy được hướng dẫn rất nhiều trên mạng. Tôi chắt lọc thông tin từ những nguồn uy tín, cộng với kiến thức thực tế rồi hướng dẫn cho con. Với tôi, không bao giờ thừa khi con học thêm kiến thức mới để bảo vệ bản thân. Quanh tôi, nhiều phụ huynh cũng đã chủ động hơn rất nhiều khi dạy con học những kỹ năng này”, anh Dũng chia sẻ thêm.
Theo thống kê của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế, trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 trường hợp trẻ em và vị thành niên từ 0 – dưới 18 tuổi bị thương tích. Trong đó nhiều nguyên nhân dẫn đến hậu quả thương tâm như đuối nước, tai nạn giao thông, điện giật, hóc dị vật... Đuối nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em vào dịp hè ở nước ta, với gần 2.000 trẻ em bị thiệt mạng mỗi năm. Trong đó, hơn 55% trẻ em tử vong do đuối nước, sống trong các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn. Đặc biệt, nhóm trẻ từ 0 – 5 tuổi có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất và khu vực nông thôn có nguy cơ bị đuối nước cao gấp 2 lần trẻ em ở khu vực thành thị.
Nguyên nhân khiến trẻ em hay bị đuối nước là do trẻ em thiếu sự giám sát chặt chẽ của người lớn, thiếu kỹ năng bơi lội, không nhận biết được khu vực nước nông, sâu hay nguy hiểm. Cùng với đó, trẻ em thiếu sân chơi vào dịp hè trong khi môi trường sống gần ao, hồ, sông suối cũng gây ra nhiều tai nạn đuối nước đáng tiếc. Ngoài ra, nhiều hoạt động khác cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ em như khi tham gia giao thông, bỏng điện sinh hoạt, bỏng điện cao thế, bị động vật cắn, hóc dị vật.
Nhiều năm nay, các sở, ban, ngành, các hội và đoàn thể đã phối hợp triển khai nhiều giải pháp để phòng, chống tai nạn thương tích, nhất là tai nạn đuối nước ở trẻ em, từ đó góp phần đề phòng và giảm thiểu hậu quả do tai nạn thương tích. Thế nhưng, nhiều tai nạn thương tâm không may vẫn xảy ra. Bởi thế, những hoạt động tự chủ động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ của chị Huệ, anh Dũng và nhiều phụ huynh khác là vô cùng thiết thực, kịp thời khi trang bị những kiến thức, kỹ năng để trẻ em tự bảo vệ bản thân, hạn chế rủi ro do tai nạn thương tích.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hải Dương chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 9, 10 vào một kỳ
- ·Thay thế xe bus trường học chạy diesel bằng bus điện giúp tiết kiệm hơn 2 tỷ/xe
- ·GS top 1 châu Á chia sẻ bài học đưa Singapore thành nơi xanh, sạch nhất thế giới
- ·Siêu du thuyền chạy hoàn toàn bằng hydro hạ thủy, chào bán hơn 600 triệu đô la
- ·Hà Nội đủ nguồn lực cung cấp thực phẩm, người dân không nên hoang mang, lo lắng
- ·Xe điện Trung Quốc tìm các 'tuyến đường vòng thân thiện' vào EU
- ·Hà Nội: Tuyến đường ven sông Tô Lịch ngập trong rác thải
- ·Sạc xe điện dưới trời mưa có an toàn?
- ·Thủy Tạ: Điểm lý tưởng và lãng mạn nhất để ngắm pháo hoa chào năm mới 2021
- ·Vì sao ngày càng nhiều người đi làm thích 'cất xe riêng, đi xe buýt'?
- ·Đáp án môn Toán mã đề 101, 102, 103, 104, 105 THPT Quốc gia 2018
- ·Ông chủ 'sở thú lốp xe' và đam mê sáng tạo từ vật liệu tái chế
- ·Mãn nhãn với loạt thiết kế thời trang tái chế 'hàng xịn' của học sinh Hà Nội
- ·Tảo nở hoa là hiện tượng gì?
- ·'Thúc' tiến độ triển khai đường sắt Bắc
- ·Các nhà bán lẻ tung sáng kiến đặc biệt, thúc đẩy tiêu dùng xanh
- ·Thay thế xe bus trường học chạy diesel bằng bus điện giúp tiết kiệm hơn 2 tỷ/xe
- ·Xe điện sẽ sớm chiếm 50% doanh số toàn cầu
- ·Nghiên cứu và sản xuất thành công vaccine cúm mùa
- ·Tăng cường năng lực thích ứng của Việt Nam với biến đổi khí hậu