【kết quả các trận bóng đá hôm nay】Vẫn âu lo với thủ tục kiểm tra chuyên ngành
Theẫnâulovớithủtụckiểmtrachuyênngàkết quả các trận bóng đá hôm nayo thông tin mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho đến nay, có 5 Bộ đã chủ động triển khai một số hành động theo hướng cải cách về nội dung thủ tục và phương thức thực hiện quản lý chuyên ngành. Chưa có thông tin của các Bộ (gồm: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Y tế) về việc triển khai rà soát, sửa đổi, xây dựng các văn bản đang gây vướng mắc về thủ tục hành chính trong quản lý chuyên ngành.
Tốn thời gian, chi phí
Trong quá trình rà soát việc thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được nhiều kiến nghị đầy lo lắng của DN liên quan đến thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
Phản ánh đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một DN lớn NK mặt hàng thép bức xúc: DN NK thép từ các nhà sản xuất uy tín như Hàn Quốc, Nhật, châu Âu… và đã từng được cơ quan kiểm định chất lượng xác nhận đủ tiêu chuẩn tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và được phép thông quan. Tuy nhiên, mỗi lần NK tiếp theo với mặt hàng tương tự và của cùng một nhà sản xuất, DN vẫn phải làm thủ tục kiểm định. Khi lấy mẫu để kiểm định, cơ quan kiểm định cắt một phần của sản phẩm (như thép tấm, thép hình,…) và sản phẩm khi đã bị cắt trở thành phế phẩm và không còn giá trị sử dụng, gây thiệt hại cho DN bởi chi phí của một tấm thép khá lớn. Ví dụ một tấm thép carbon bị cắt, DN mất khoảng 5.000-10.000 USD/tấm thép. Hơn nữa, thời gian chờ đợi kiểm định hơn 2 tuần, làm chậm trễ thông quan và phát sinh chi phí lưu bãi, lưu kho tại cảng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: DN trên đã kiến nghị các cơ quan quản lý chuyên ngành cho phép DN được miễn kiểm tra chất lượng đối với các loại hàng hóa đã được công nhận trước đó để giảm chi phí và thời gian thông quan cho DN. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã có công văn hướng dẫn và thông tin kịp thời cho DN. Tuy nhiên, những vướng mắc của DN vẫn chưa được giải quyết bởi theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thì DN phải xin phép Bộ Công Thương. Như vậy, nhìn chung, các cơ quan quản lý chuyên ngành mặc dù đã kịp thời phản hồi trước những vướng mắc, khó khăn của DN, nhưng chưa chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan để giải quyết.
Một trường hợp khác được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận liên quan đến Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT (Thông tư 48) về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản XK. Theo đó nguyên liệu hải sản NK để chế biến hàng XK vào thị trường châu Âu phải được khai thác, vận chuyển bởi tàu cá có EU code (tức nằm trong danh sách đủ điều kiện XK thủy sản vào EU) hoặc hoặc được kiểm tra, chứng nhận bởi cơ quan thẩm quyền nước XK, đáp ứng yêu cầu tương đương với EU. Tuy nhiên, đây là quy định bất hợp lý bởi: Số lượng các tàu cá rất ít và thậm chí không thể có trong nhiều trường hợp; các nước trong khu vực XK sang EU (như Thái Lan) cũng không có quy định nào như vậy. Ngoài ra, tỷ lệ lấy mẫu để kiểm tra quá lớn so với nguyên tắc thẩm tra và so với quy định hiện hành của các nước tại EU, Mỹ, Canada, Thái Lan,… Theo Thông tư 48, tỷ lệ lấy mẫu căn cứ trên “số lô sản xuất” , không phải là “lô XK”, do vậy quy mô “số lô” tính toán sẽ cao lên nhiều. Việc chuyển từ lấy mẫu theo “lô XK” sang “lô sản xuất” làm gia tăng chi phí của DN từ 1,2 - 1,5 lần.
Vì thế Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ NN&PTNT rà soát và bãi bỏ quy định chỉ cấp Chứng nhận an toàn thực phẩm vào EU với lô hàng có nguồn gốc nguyên liệu NK từ tàu khai thác/cơ sở sơ chế có EU code hoặc được được kiểm tra chứng nhận bởi cơ quan thẩm quyền nước XK đáp ứng yêu cầu tương đương quy định của EU.
Một quy định khác của Bộ NN&PTNT cũng gây rắc rối cho DN là Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản. Thông tư 06 quy định DN phải “đăng ký kiểm dịch” với Cục Thú y (tại Hà Nội) trước khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài. Đây là một quy định dẫn tới làm mất cơ hội XK của DN; không phù hợp với thông lệ trong nước và quốc tế; gây tốn kém nhiều thời gian, chi phí cho DN. Thủ tục “Khai báo – Kiểm tra – Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch” cho lô hàng NK không thuận lợi và kéo dài, làm tăng chi phí của DN khi phải lưu hàng tại cảng (gồm phí lưu container, cắm điện… khoảng 100 USD/ngày/container). Do đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đơn giản hóa thủ tục đăng ký kiểm dịch; giao quyền cho các đơn vị thuộc Cục Thú y ở các vùng/địa phương thực hiện thủ tục đăng ký kiểm dịch.
Nhiều bộ, ngành thờ ơ
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Minh Thảo, Phó Trưởng Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương) nhận định: Việc đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành không chỉ là trách nhiệm của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan. Thực tế, công tác kiểm tra chuyên ngành là một trong những nội dung gây nhiều khó khăn cho DN làm thủ tục thông quan hàng hóa XNK. Đặc biệt Nghị quyết 19 yêu cầu 10 Bộ rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quản lý hàng hoá XK, NK thuộc diện quản lý chuyên ngành đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời phải chuyển mạnh sang “hậu kiểm”. Thế nhưng chúng tôi mới chỉ nhận được thông tin từ một số bộ, còn nhiều bộ chưa có thông tin chính thức.
Tại hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 29-6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng nhấn mạnh: Thực hiện Nghị quyết 19, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã rà soát và sửa đổi một số quy định, chính sách liên quan đến thông quan qua biên giới và kịp thời có công văn xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan cho DN. Tuy nhiên, thủ tục XNK hàng hóa không chỉ là trách nhiệm của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan mà còn thuộc trách nhiệm của các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành. Năm 2014, chưa nhiều bộ chú trọng tới cải thiện thủ tục quản lý chuyên ngành theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian và chi phí cho DN. Do vậy, chỉ số về Giao dịch thương mại qua biên giới chưa có sự cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng tỏ ra không hài lòng với việc chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP về Danh mục Quản lý chuyên ngành, vì vậy cơ quan Hải quan vẫn phải áp dụng Nghị định 12/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực từ 20-2-2014) trong khi chờ các bộ, ngành ban hành văn bản hướng dẫn theo Nghị định 187. Rõ ràng, sự chậm trễ nói trên đã và đang gây nhiều khó khăn cho cả DN và cơ quan Hải quan.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tập trung nguồn lực để xây dựng dự thảo Đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK”. Dự thảo đã được lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố. Đến tháng 6-2015, đã có gần 20 bộ, ngành và hơn 30 tỉnh, thành phố đóng góp ý kiến vào dự thảo. Các ý kiến cơ bản thống nhất với dự thảo mà Tổng cục Hải quan đang xây dựng. Cẩn trọng hơn, trong tháng 6 vừa qua, lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tiếp tục làm việc với 4 bộ (Y tế, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động XNK nói chung cũng như trong thực hiện Đề án để thống nhất thêm các nội dung và phương pháp triển khai Đề án trước khi hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ. Việc sớm đưa vào thực hiện Đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK” được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa XNK. T.Bình |
Còn rào cản về thủ tục XNK Trong buổi họp giao ban tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại 6 tháng đầu năm của Bộ Công Thương ngày 1-7 tại Hà Nội, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) thừa nhận, qua rà soát các thủ tục XNK chuyên ngành thì thấy rằng vẫn còn nhiều rào cản. “Nhiều bộ, ngành có nhận thức đúng nhưng nhiều bộ chưa thực hiện đúng. Nhiều bộ ban hành danh mục quản lý chuyên ngành quá dài, có những mặt hàng không cần và không phù hợp để đưa vào danh mục quản lý. Điều này không phù hợp với tinh thần của Luật Đầu tư sửa đổi”, ông Chinh nói. Tình trạng các bộ quản lý chuyên ngành “cong vênh” trong quy định quản lý danh mục sản phẩm hàng hóa XNK đang tạo ra nhiều rào cản cho DN. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tình hình sản xuất, kinh doanh của DN thêm khó khăn, kéo theo sự sụt giảm về kim ngạch XNK. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch XK trong tháng 6 ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước. Tính chung, trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch XK ước đạt 77,7 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm. Đáng chú ý, khối DN có vốn đầu tư nước ngoài XK ước đạt 52,7 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái (chiếm 67,8% tổng kim ngạch XK), trong khi kim ngạch XK của khối DN trong nước chỉ đạt 22,86%, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Phan Thu |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lùm xùm tại Phòng khám đa khoa Tâm Đức: Chờ kết luận cuối cùng từ phía cơ quan công an
- ·Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương nhanh chóng làm nhà ở cho công nhân
- ·Kiến nghị giải quyết nhiều vấn đề thiết yếu, người dân quan tâm
- ·Chiến dịch giải phóng mặt bằng cao tốc Vân Đồn – Móng Cái về đích trước hạn 1/2 thời gian
- ·Vận tải Hoàng Minh: Dẫn đầu nhóm đơn vị vận tải được nhiều khách hàng lựa chọn
- ·Nha Trang sắp có cầu vượt biển kết nối sân bay Cam Ranh
- ·Quảng Ninh chấp nhận chủ trương đầu tư siêu dự án gần 280ha tại Vân Đồn
- ·Chi bộ khu vực An Hưng làm theo Bác
- ·Giải mã bức thư 'lạ' ông Kim Jong
- ·FLC đề xuất đầu tư 2 dự án hơn 1.360 ha ở Củ Chi
- ·Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nỗ lực thực hiện chính sách, đảm bảo quyền lợi người tham gia
- ·Các đơn vị vận tải tăng chuyến đưa người lao động trở lại Bình Dương làm việc
- ·Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Dương xử lý vụ chuyển nhượng đất Trạm đường sắt Dĩ An
- ·Ông Nguyễn Văn Sơn được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang
- ·Để bảo hiểm xã hội đến gần hơn nữa với người dân...
- ·Hoa cảnh tết rực rỡ phố phường
- ·Lâm Đồng trả lời đề xuất điều chỉnh quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm
- ·Thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng: Thương mại
- ·Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Hậu Giang năm 2018 nhanh và chính xác nhất
- ·Quảng Nam thu hồi gần 1.400ha đất sai phạm