【ltd c3】Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp
Lao động thích học nghề ngắn hạn,ệuquảtừchươngtrìnhhỗtrợđàotạonghềcholaođộngthấtnghiệltd c3 nghề dịch vụ
Từng là một nhân viên văn phòng, thu nhập không cao nhưng ổn định, chị Lương Bích Nga (38 tuổi) ở Nam Từ Liêm, Hà Nội sau một sự cố trong công việc, chị nghỉ việc và trở thành lao động thất nghiệp. Trong lúc nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và loay hoay tìm kiếm việc làm không được, chị Nga được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tư vấn giới thiệu đi học nghề.
"Sau một thời gian dài suy nghĩ, tôi quyết định sẽ chuyển đổi việc làm bằng cách học nghề. Từ lâu tôi đã rất đam mê với nghề pha chế đồ uống và tôi chọn nghề này để theo học"- chị Nga nói.
Chị Nga là 1 trong 20 lao động thất nghiệp- thành viên của lớp dạy nghề pha chế đồ uống của Trung tâm Dịch vụ việc làm. Tham gia lớp học nghề, chị Nga được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/1 tháng, mức hỗ trợ trong 3 tháng. Đây là mức hỗ trợ tối đa cho các lao động thất nghiệp có nhu cầu học nghề.
"Tôi thực sự rất bất ngờ vì khi đã thất nghiệp không chỉ được hỗ trợ tiền bảo hiểm thất nghiệp mà còn được hỗ trợ học nghề miễn phí. Lúc vừa mất việc tôi đã nghĩ vậy là mình rơi xuống “vực thẳm” rồi, không ngờ giờ lại tìm được hy vọng quay trở lại thị trường lao động với một vị thế mới"- chị Nga chia sẻ.
Chị Nga cho biết thêm, sau khi học xong chị sẽ thuê cửa hàng mở tiệm cà phê nhỏ thêm thu nhập vừa chăm sóc con.
Cũng như chị Nga, nhiều lao động nữ thất nghiệp ở độ tuổi ngoài 40 chọn cho mình một số nghề như: Chế biến món ăn, may công nghiệp, pha chế đồ uống; trang điểm, chăm sóc sắc đẹp ... để theo học nhằm chuyển đổi công việc.
Lao động tham gia lớp học nghề pha chế tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: Quang Anh |
Lao động thất nghiệp học nghề không nhiều
Mặc dù chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động thất nghiệp là chính sách rất nhân văn, nhưng thực tế số lao động thất nghiệp đi học nghề lại rất thấp. Thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội năm 2021, chỉ có 3% người sau thất nghiệp nhận hỗ trợ đào tạo nghề. Con số này ở các trung tâm khác trong cả nước cũng không cao hơn bao nhiêu, chỉ dao động từ 3-5% tổng số người thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ông Vũ Quang Thành - Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, từ đầu năm tới nay Trung tâm đã tư vấn giới thiệu cho hơn 2.000/hơn 50.000 lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp đi học nghề. Sở dĩ con số này thấp là bởi nhiều nguyên nhân.
Theo ông Thành, phần đông người lao động thất nghiệp mong muốn được tư vấn giới thiệu việc làm để quay lại thị trường lao động, không muốn phải học nghề vì mất thời gian. Mặt khác chương trình dạy thường ngắn hạn (chỉ 3 tháng) chưa phù hợp với nhiều lao động trẻ, mong muốn quyết tâm học các nghề đòi hỏi trình độ, kỹ năng cao để chuyển đổi công việc cụ thể.
Các chuyên gia lao động, việc làm cũng cho rằng, nguyên nhân tình trạng trên là do phần lớn lao động thất nghiệp là lao động phổ thông nên không có tích lũy về tài chính để học nghề. Mức hỗ trợ học nghề hiện nay chưa đáp ứng được mức học phí mà các cơ sở đào tạo nghề đang thực hiện.
Còn bà Đậu Thị Hiền - Trưởng phòng Đào tạo nghề, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, hiện tại trung tâm đang tổ chức dạy 4 nghề là: Kỹ thuật nấu ăn, tin học văn phòng, chế biến món ăn, cắt may công nghiệp. Ngoài 4 nghề này, lao động thất nghiệp sẽ được tư vấn thêm nhiều nghề ngắn hạn để có thể lựa chọn.
"Chúng tôi liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để giới thiệu lao động tham gia học nghề tại các cơ sở này, đồng thời cũng hỗ trợ giới thiệu việc làm ngay sau học nghề"- bà Hiền nói.
Theo bà Hiền, ngay khi làm bài tốt nghiệp khóa học, trung tâm sẽ mời doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng qua để quan sát, tìm hiểu có thể tuyển dụng trực tiếp. Đây là cơ hội lớn để kết nối cung - cầu cho lao động và doanh nghiệp.
Quy định mức hỗ trợ học nghề với lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp Quyết định 17/2021/QĐ-TTg quy định rõ mức hỗ trợ học nghề với lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau: Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo. Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng. Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 1 tháng. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhà sử học Dương Trung Quốc và câu chuyện bức thư gửi Thủ tướng
- ·ShopeePay bị phạt 25 triệu đồng vì thiếu an toàn thông tin
- ·Cách tạo hình ảnh bằng AI miễn phí
- ·Chiếc điện thoại di động đầu tiên trong cuộc đua giữa AT&T và Motorola
- ·Câu chuyện đằng sau bức ảnh chụp Bác Hồ và Chủ tịch Kim Nhật Thành
- ·Viettel nói gì về tốc độ 5G khi nhanh, lúc lại chậm hơn 4G?
- ·Dùng công nghệ AI giả danh nghệ sĩ để lừa đảo
- ·Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures
- ·Việt Nam tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
- ·Từ Việt Nam, VinFuture góp phần định hình tương lai khoa học toàn cầu
- ·Hà Tĩnh: Cháy rừng khiến hàng chục ha rừng thông bị thiêu rụi
- ·Điện máy Xanh cùng 6 nhãn hàng máy lọc nước mang nước sạch đến mọi gia đình Việt
- ·Giáo viên tìm ra vũ khí giúp phát hiện học sinh gian lận với ChatGPT
- ·Trung Quốc tạo ra chất cơ bản của sự sống bằng nước và không khí
- ·Phong trào thi đua tạo động lực phát triển cho ngành khoa học và công nghệ
- ·Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất linh kiện mới cho SpaceX của Elon Musk
- ·Trung Quốc bán vé du hành vũ trụ
- ·Mạo danh sàn thương mại Amazon nhằm lừa đảo người dùng Việt Nam
- ·Thiếu tướng Tô Ân Xô tiếp quản chức Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang
- ·Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất linh kiện mới cho SpaceX của Elon Musk