【lịch sử đối đầu việt nam và indonesia】Trả lời bạn đọc ngày 20
Hỏi: Tôi có đứa em gái họ mới được hơn 16 tuổi, đang làm công nhân tại Khu công nghiệp Đồng An. Em tôi có quan hệ yêu đương với một thanh niên làm cùng công ty và do dại dột mà chẳng may có thai ngoài ý muốn. Người đàn ông này lại chối bỏ trách nhiệm. Em tôi còn trẻ nên suy nghĩ bồng bột, vì vậy sau khi sinh đứa bé em tôi bỏ rơi đứa bé tại bệnh viện đồng thời bỏ trốn về nhà ở dưới quê. Tôi xin hỏi việc bỏ rơi đứa bé là con ruột của mình sau khi sinh ra của em tôi có vi phạm pháp luật không? Em tôi có bị xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này hay không?
NGUYỄN THỊ H. (TX.Thuận An)
Trả lời:
Thứ nhất, pháp luật nghiêm cấm hành vi cha mẹ bỏ rơi con:
Theo Khoản 2, Điều 6, Luật Trẻ em năm 2016 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6-2017), hành vi “Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em” bị pháp luật nghiêm cấm. Khoản 9, Điều 4, Luật Trẻ em giải thích khái niệm “bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em” như sau: “Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em”. Như vậy, hành vi em gái của bạn cố ý bỏ rơi con của mình sau khi sinh ra tại bệnh viện là hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ hai, về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi bỏ rơi trẻ em sau khi sinh:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 22 Nghị định số 144/2013/NĐ - CP ngày 29-10-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì đối với hành vi bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.
Nếu hành vi vứt bỏ, bỏ rơi đứa trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì người mẹ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm (Khoản 2, Điều 124 Bộ luật hình sự năm 2015).
Hỏi: Trong khu phố của tôi có trường hợp cháu bé bị nhiễm HIV từ người mẹ ngay từ lúc mới chào đời. Khi cháu bé 7 tuổi, gia đình đưa cháu đăng ký học tiểu học tại trường tiểu học ở địa phương. Tuy nhiên, ban giám hiệu nhà trường từ chối tiếp nhận cháu vì lý do em có thể lây nhiễm HIV cho những học sinh khác. Hành vi nói trên của ban giám hiệu nhà trường có xâm phạm đến quyền trẻ em của cháu bé hay không?
TRẦN VĂN T. (huyện Bàu Bàng)
Trả lời:
Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với những trẻ em bình thường khác khi mang trên người căn bệnh thế kỷ. Các em cần được xã hội quan tâm nhiều hơn để vượt qua những khó khăn và mất mát của bản thân. Các em cũng có đầy đủ các quyền trẻ em mà pháp luật ghi nhận.
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi phân biệt, kỳ thị đối với trẻ em bị nhiễm HIV. Cụ thể theo quy định tại Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 về các hành vi bị nghiêm cấm thì: “Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em”.
Đồng thời theo quy định tại Điều 16 Luật Trẻ em năm 2016 thì trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân đồng thời trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
Như vậy việc không tiếp nhận hồ sơ nhập học của cháu bé bị nhiễm HIV của ban giám hiệu trường tiểu học là vi phạm pháp luật, đi ngược lại các chính sách về bảo vệ quyền lợi trẻ em của Nhà nước ta. Việc kỳ thị, phân biệt trẻ em của ban giám hiệu nhà trường có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 21 Nghị định số 176/2013/NĐ - CP ngày 14-11-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, thì hành vi từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vào học trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải tiếp nhận cháu bé bị nhiễm HIV vào học tại trường.
SỞ TƯ PHÁP
(责任编辑:La liga)
- ·Lỡ đâm CSGT có bị quy tội chống người thi hành công vụ?
- ·VietinBank có tân Tổng Giám đốc
- ·Cục thuế tỉnh Bình Định hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh với CEO Bamboo Airways
- ·Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn có Tổng giám đốc mới
- ·Không đăng kí, con mang họ mẹ, giờ còn đòi chu cấp?
- ·Giá xăng giảm hơn 100 đồng/lít
- ·NPK Phú Mỹ 20
- ·Tín dụng tăng trưởng 9%, kỳ vọng đạt mục tiêu cuối năm
- ·Vì yêu mà đến: Vẻ nóng bỏng của hot girl bị Bảo Kun từ chối phũ
- ·Giá điện tăng 4,8%: Người dân lo hàng hóa cuối năm 'dựng ngược'
- ·Tình biển đảo
- ·Hợp tác để hoàn thiện hệ sinh thái xuất nhập khẩu
- ·Chuyên gia: Giá điện tăng 4,8% không tác động mạnh đến lạm phát
- ·BIDV và HFIC hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế
- ·Điều kiện mở cơ sở hoặc trường mầm non tư thục
- ·TP.HCM duyệt bảng giá đất mới, cao nhất hơn 687 triệu đồng/m2
- ·Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Giá nhà tăng phi lý do đầu cơ
- ·Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Chuyên gia phân tích gì?
- ·Sốc với những trò mạo hiểm rợn người của thanh niên trẻ
- ·Bamboo Airways bay quốc tế trở lại