【xem kết quả bóng đá cúp c1】Cần siết chặt kỷ cương ngân sách
Sáng 25/10,ầnsiếtchặtkỷcươngngânsáxem kết quả bóng đá cúp c1 các ĐB Quốc hội thảo luận ở tổ về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phát hành trái phiếu Chính phủ và sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015.
Chặt chẽ trong sử dụng vốn
Bàn về những khó khăn ngân sách hiện nay, nhiều ý kiến ĐB nhấn mạnh vấn đề siết chặt kỷ cương ngân sách, thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu, đầu tư. Hầu hết ý kiến ĐB đồng tình với phương án phát hành trái phiếu Chính phủ, tuy nhiên nhiều ý kiến nhấn mạnh việc rà soát kỹ, báo cáo trước Quốc hội về những dự án sẽ được đưa vào sử dụng nguồn vốn này.
ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho biết, theo báo cáo của Chính phủ, lượng trái phiếu phát hành năm 2014 lên đến gần 400.000 tỷ đồng. Đây là một cảnh báo rất đáng lo ngại. Đồng tình chia sẻ với Chính phủ trong bối cảnh hiện nay không thể để các dự án dở dang lãng phí, nhưng cũng không thể tiếp tục đầu tư hoàn thành để rồi lãng phí thêm, nếu dự án không hiệu quả.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) cho rằng cần phải có sự chặt chẽ trong việc sử dụng vốn. “Cần có báo cáo rõ đầu tư nhiêu, bao lâu hoàn thành, hiệu quả thế nào… để tránh chuyện đầu tư dàn trải, thành chuyện đã rồi khiến Quốc hội phải quyết theo”, ĐB Quyết Tâm nhấn mạnh.
Đề cập tới việc tiết kiệm, chống lãng phí, ĐB Quyết Tâm nói :“Có cần thiết không khi tổ chức các lễ khởi công, khánh thành, festival, lễ hội… hoàng tráng, tốn kém… Chỉ riêng thời gian để đi dự đã là lãng phí, chưa kể chi phí khác. Nếu chúng ta nhìn chuyện đó là chuyện nhỏ thì đất nước nghèo là không tránh khỏi”.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu tại buổi thảo luận. Ảnh: H.Y |
Tăng nguồn thu từ khối FDI?
ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng báo cáo Chính phủ năm nay hụt thu không phải là điều mới vì chúng ta đã tính trước khi quyết định thực hiện chính sách miễn, giãn, giảm thuế và một số khoản thu khác. Tình hình doanh nghiệp khó khăn như năm qua hụt thu là đương nhiên. Tuy nhiên báo cáo thiếu sự gắn kết với những vấn đề khác, chẳng hạn như nợ xấu. Bao nhiêu khoản thu của Nhà nước cũng nằm ở đây. Mặc dù đã nêu vấn đề này qua mấy kỳ họp nhưng đến nay Quốc hội vẫn chưa biết tổng số nợ xấu là bao nhiêu?
Đánh giá về nợ công, ĐB Trần Hoàng Ngân cho biết, hiện nay nợ công vẫn nằm dưới ngưỡng an toàn 65%. Nếu so sánh thì nợ công của Nhật là 211% GDP, Mỹ là 101% GDP, châu Âu 90%, còn ở nhóm ASEAN 5 thì Việt Nam là cao nhất. “Nhưng việc có an toàn hay không phụ thuộc vào thuyền trưởng con tàu xử lý ra sao, chất lượng con tàu, sức chịu đựng trước những cơn bão. Nếu có những cơn bão bất ngờ thì liệu chúng ta có an toàn hay không, đó là điều chúng ta cần phải suy nghĩ”, ĐB Trần Hoàng Ngân nói.
Nhấn mạnh đến việc nuôi dưỡng nguồn thu, ĐB Hoàng Ngân lưu ý tăng cường nguồn thu từ khu vực đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài đã đóng góp nhiều cho xuất khẩu, nhưng đã đến lúc phải có những rào cản kỹ thuật cho khu vực này để giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được, giúp ngân sách tăng nguồn thu.
Các ĐB đoàn Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Trà Vinh thảo luận tại tổ. Ảnh: H.Y |
Thị trường: Vẫn nặng về biện pháp hành chính
ĐB Nguyễn Sinh Hùng (Hà Tĩnh) phát biểu, qua 30 năm đổi mới đến giờ nhìn lại, nền kinh tế thị trường cơ bản chúng ta vẫn chưa đi hết. Giá điện, xăng dầu, than, học phí, viện phí vẫn còn 2 giá. Điều này tạo ra nền kinh tế không hiệu quả. Chúng ta đang níu lại không cho bình đẳng về giá cả. Do đó cân đối ngân sách của chúng ta ngày càng khó khăn. Trước tỷ lệ động viên GDP từ ngân sách 24, 25% nhưng nay chỉ còn 17%.
Việc phát triển thị trường tài chính, tiền tệ vẫn nặng biện pháp hành chính và khả năng đảm bảo tính bền vững còn bị đe dọa. Nợ xấu cần phải được đặt ra một bên để xử lý.
ĐB Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, để cân đối vĩ mô ổn định, tăng trưởng phải cao hơn lạm phát. Tuy nhiên, hiện nay lạm phát cao hơn tăng trưởng. Chúng ta vẫn can thiệp kinh tế bằng biện pháp hành chính mà không phải bằng biện pháp thị trường nên tăng trưởng không bền vững. Vì vậy, cần giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp bằng biện pháp thị trường./.
Hoàng Yến
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hội nghị Trung ương 2 khóa XII: Tổng Bí thư phát biểu khai mạc
- ·Trao sổ bảo hiểm
- ·“Ấm áp vòng tay yêu thương”
- ·Phòng khám Đa khoa khu vực Khánh Bình Tây: Nỗ lực vì sức khoẻ cộng đồng
- ·Đại học Luật TP.HCM bất ngờ công bố điểm chuẩn lên tới 24,5 điểm
- ·Người dân tái định cư gặp khó
- ·Đề án 52: Thay đổi nhận thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản
- ·Cần lắm nhà sách trung tâm cấp huyện
- ·Quảng Ninh ra công điện khẩn cấp ứng phó với cơn bão số 4
- ·Tập trung phòng, chống cúm gia cầm tái phát
- ·Nông sản Việt cần nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của thị trường
- ·Hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất năm 2017
- ·Tin vắn ngày 27
- ·Gặp gỡ sinh viên ngành Luật Kinh tế
- ·Thông tin mới nhất về vụ bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật gãy xương tay ở BV Đa khoa Hà Đông
- ·Dự báo thời tiết 2017: Vòi rồng nguy hiểm lại xuất hiện ở Việt Nam
- ·Tin vắn 14
- ·130 sinh viên cao đẳng hệ chính quy thi tốt nghiệp
- ·Chủ động sử dụng các công cụ PVTM để bảo vệ sản xuất trong nước
- ·Nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn