【tài xỉu la gì trong bóng đá】Công tác quản lý đất đai còn nhiều lỏng lẻo, bài 1
(CMO) Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để điều hành lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến nay công tác quản lý trên lĩnh vực đất đai vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập.
Bài 1: Lãng phí đất công
Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã tiến hành giao diện tích đất khá lớn cho các tổ chức, cá nhân quản lý phục vụ nhiệm vụ xã hội cũng như sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. Thế nhưng, không ít trong số diện tích này đang được sử dụng không đúng mục đích, tức đang bị chiếm dụng để phục vụ lợi ích cá nhân, tổ chức riêng lẻ.
Từ năm 2016 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã trình UBND tỉnh ban hành 150 quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, với diện tích hơn 1.810 ha. Ngoài ra, UBND cấp huyện cũng đã tiến hành thực hiện việc giao đất, cho thuê đất đối với 225 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 38,47 ha.
Lỏng lẻo trong quản lý
Tuy nhiên, đánh giá về công tác quản lý, sử dụng đất ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở TN&MT Trịnh Văn Lên nhận định “vẫn còn khá lỏng lẻo”. Việc sử dụng đất của một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không theo quy hoạch, không đúng mục đích được giao xảy ra ở một số nơi trong thời gian dài mà chưa được giải quyết dứt điểm. Tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai còn xảy ra nhiều nơi; công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương chưa thường xuyên.
Do còn thiếu hạ tầng kỹ thuật nên nhiều doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Sông Đốc phải tận dụng đất của khu neo đậu để sản xuất, kinh doanh. |
Qua kiểm tra, rà soát xuất hiện con số khiến rất nhiều người băn khoăn, đặt câu hỏi về công tác quản lý đất đai thời gian qua như thế nào mà để đến 27% diện tích đất sử dụng sai mục đích, đất công bị lấn chiếm. Cụ thể, hiện có 197 khu đất, thửa đất với diện tích 294,33 ha cho thuê, cho mượn không đúng quy định; 318 khu đất, thửa đất với diện tích 234,24 ha đang tranh chấp hoặc bị lấn chiếm; 179 khu đất, thửa đất với diện tích 290,07 ha chưa đưa vào khai thác, sử dụng.
Ông Lên thông tin thêm, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 73 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP Cà Mau sử dụng đất sai mục đích; 250 trường hợp vi phạm về sử dụng đất đai tại huyện Phú Tân; 66 hộ dân huyện U Minh tự ý đưa nước mặn vào đất nông, lâm nghiệp nuôi tôm… Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay tiếp tục phát hiện trên địa bàn huyện Cái Nước có 7,5 ha đất công bị lấn chiếm, 1,9 ha cho mượn không đúng quy định và 2,8 ha đang tranh chấp. Tại huyện U Minh, Công ty Cổ phần Khánh Linh được Nhà nước cho thuê đất lâm nghiệp để trồng rừng kinh tế, nhưng ngay sau đó cho thuê lại không đúng quy định với diện tích 164,7 ha.
Từ con số trên cho thấy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai thời gian qua còn rất nhiều hạn chế, bất cập. Đặc biệt, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa chặt chẽ, khiến tình trạng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất… ở mức cao.
Đất công bị lấn chiếm kéo dài
Sự yếu kém, lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, hạn chế về năng lực của các cơ quan quản lý đất đai từ tỉnh đến huyện, xã đã để tình trạng lấn chiếm đất công kéo dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Tình trạng lấn chiếm tại Khu neo đậu tránh trú bão ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời là trường hợp đáng lưu ý, khi quy mô diện tích của khu vực này bị cá nhân, doanh nghiệp lấn chiếm ngày một tăng.
Theo thống kê, hiện tại Khu neo đậu trú bão Sông Đốc có đến 22 doanh nghiệp lấn chiếm đất. |
Khu neo đậu tránh trú bão Sông Đốc được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 492/QĐ-CTUB ngày 26/7/2002 và nghiệm thu hoàn thành đưa vào hoạt động năm 2009. Theo đó, tổng số trụ neo của khu neo đậu là 93 trụ với chiều dài tuyến là 2,3 km. Đồng thời, bờ kè dọc bờ sông được xây dựng cơ bản có chiều ngang 6 m và phía trên còn 6 m đất trống. Khu neo đậu tránh trú bão Sông Đốc là khu vực trú bão cấp vùng dành cho tàu thuyền có nơi tránh trú khi thời tiết xấu cũng như neo đậu trong khi không ra khơi đánh bắt. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng còn nhiều hạn chế nên đã để nhiều doanh nghiệp lấn chiếm kéo dài trong nhiều năm.
Qua tìm hiểu được biết, tình trạng lấn chiếm tại khu vực Khu neo đậu tránh trú bão Sông Đốc đã xảy ra ngay khi công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện, khoảng tháng 2/2009, nhưng đến nay không chỉ chưa thể xử lý dứt điểm mà mỗi lúc một nhiều hơn. Theo Báo cáo số 70/BC-BQL ngày 15/5/2014 của đơn vị quản lý, có 11 hộ kinh doanh, sản xuất và cư trú lấn chiếm trái phép. Thế nhưng, đến đầu năm 2016, con số này tăng lên gấp đôi với 22 hộ, đến ngày 10/1/2018 lại tăng thêm 2 hộ và doanh nghiệp vi phạm cũ lại tiếp tục xây dựng lấn chiếm thêm. Không chỉ tăng về số hộ mà diện tích bị lấn chiếm cũng tăng theo thời gian. Cụ thể, vào tháng 5/2014, diện tích phía bờ kè, ngang kè, dưới mé sông, dọc theo đường dẫn bị lấn chiếm khoảng 5.608 m2, đến tháng 5/2016 đã tăng lên trên 10.856 m2 và con số này tiếp tục tăng lên 12.296 m2 vào tháng 1/2018.
Dẫu biết rằng tình trạng các doanh nghiệp lấn chiếm tại khu vực trú bão Sông Đốc xuất phát từ nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể là từ điều kiện vị trí, Khu công nghiệp Sông Đốc được quy hoạch ở phía trên khu trú bão và chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, trong khi đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp rất cần tiếp xúc với tuyến sông. Từ đó, vì lợi ích kinh tế nên các tổ chức, cá nhân đã thực hiện hành vi lấn chiếm Khu neo đậu tránh trú bão Sông Đốc. Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân gì đi nữa mà để một khu trú bão cấp vùng như Sông Đốc bị lấn chiếm trong thời gian dài và ngày một nhiều là do sự thiếu trách nhiệm, sự yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý.
Trở lại con số 27% đất do Nhà nước giao các tổ chức, cá nhân sử dụng không đúng mục đích, theo Phó Ban Dân tộc HĐND tỉnh Nguyễn Minh Đương, đây là con số rất lớn. “Tình trạng này đã xuất hiện từ lâu và kéo dài trong nhiều năm. Vậy trách nhiệm của người đứng đầu, các cơ quan, đơn vị có liên quan như thế nào và giải pháp quản lý trong thời gian tới ra sao?”, ông Đương đặt vấn đề./.
Nguyễn Phú
Bài 2: NHIỀU NƠI SỬ DỤNG ĐẤT SAI MỤC ĐÍCH
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Tránh bão số 3, Hà Nội di dời khẩn cấp trong đêm 160 người ở chung cư nguy hiểm
- ·Người trẻ diện áo dài, tự hào cầm cờ Tổ quốc tại Dinh Độc Lập dịp lễ 2/9
- ·Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Bộ không làm sản phẩm du lịch đêm thay địa phương
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Cứu sống thành công bệnh nhi 13 tuổi bị sét đánh
- ·TPHCM báo cáo Thủ tướng kế hoạch làm đường 130.000 tỷ đồng, lớn nhất Đông Nam Bộ
- ·Suy thoái đạo đức lối sống, giám đốc trung tâm thuộc UBND Bình Phước bị cảnh cáo
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·Tài xế lái ô tô đi ngược chiều trên cao tốc Hà Nội
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Cây xanh bật gốc, đổ đè trúng người phụ nữ bán nước bên đường ở Đà Nẵng
- ·Đề xuất cấm cán bộ, chiến sĩ mặc trang phục Công an nhân dân ăn uống ở vỉa hè
- ·9 cầu bộ hành nối ga Metro Bến Thành
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·Trăm người tìm bé trai 6 tuổi lạc trong rừng: Hút cạn ao vẫn chưa thấy dấu tích
- ·Công an lên tiếng vụ nhóm người chụp ảnh khỏa thân trên đường ở Bình Dương
- ·Tuyên án 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cùng các đồng phạm
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Câu trả lời làm Bộ trưởng đắng lòng khi nông dân đốn điều trồng sầu riêng