【nhan dinh real】Đề xuất Thủ tướng quy định cơ chế đặc thù để đầu tư điện hạt nhân
Chiều 21/10,ĐềxuấtThủtướngquyđịnhcơchếđặcthùđểđầutưđiệnhạtnhânhan dinh real thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Điện lực sửa đổi.
Không lợi ích nhóm trong Luật Điện lực sửa đổi
Theo ông Diên, sau gần 20 năm thi hành Luật Điện lực 2004, còn tồn tại một số vấn đề, chưa đáp ứng được thực tiễn và cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, cũng như đảm bảo đồng bộ các luật liên quan.
"Dự thảo luật này không có nội dung trái Hiến pháp, các nội dung đề xuất công khai, minh bạch, không có chính sách trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
Điểm mới tại dự thảo Luật Điện lực sửa đổi lần này là đề cập tới phát triển điện hạt nhân. Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện loại này, do đây là dự án quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia.
Việc đầu tư xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động, cũng như đảm bảo an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử, các quy định liên quan.
Dự án điện hạt nhân phải sử dụng công nghệ hiện đại, có kiểm chứng nhằm đảm bảo an toàn cao nhất. Bên cạnh đó, tùy thuộc tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, dự thảo luật quy định Thủ tướng sẽ quy định cơ chế đặc thù, để triển khai đầu tư, xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Quy hoạch loại nguồn điện này là một phần gắn liền, đồng bộ với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, để đảm bảo mục tiêu an ninh cung cấp điện.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng, chính sách phát triển điện hạt nhân là vấn đề mới trong dự thảo luật. Do đó, Bộ Công Thương cần phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định quy định nội dung này và mức độ quy định trong dự thảo luật với phát triển điện hạt nhân.
Cùng với đó, theo cơ quan thẩm tra, cần rà soát, làm rõ quy định liên quan các lĩnh vực Nhà nước độc quyền đầu tư. Theo đó, chỉ quy định những nội dung thực sự cần thiết để bảo đảm an ninh năng lượng, tạo cơ chế thu hút xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động các nhà đầu tư, giảm đầu tư công, tăng tính khả thi và quản lý nhà nước hiệu quả hơn.
Giá bán điện theo cơ chế thị trường
Tại lần sửa đổi này, dự thảo luật đưa ra quy định giá bán điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhằm đảm bảo khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm. Cơ cấu biểu giá điện cũng được cơ cấu lại hợp lý, giảm dần và tiến tới xóa bù chéo giữa các nhóm khách hàng, vùng miền, cụ thể giữa điện sinh hoạt và sản xuất.
Cơ chế giá điện được áp dụng phù hợp với các nhóm khách hàng sử dụng điện có mức tiêu thụ, phát thải cao, cơ sở lưu trú du lịch và sản xuất công nghiệp. Chính phủ cũng ưu tiên phát triển trạm sạc điện cho phương tiện giao thông xanh.
Giá điện đảm bảo công khai, minh bạch và bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các đơn vị điện lực, bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán trong khung giá và cơ cấu biểu giá do Nhà nước quy định.
Cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí với các chính sách phát triển điện lực này. Tuy nhiên, đề nghị làm rõ việc cụ thể hóa các chính sách như việc đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, đặc biệt các nội dung về giá điện, về việc xóa bỏ bù chéo. Bổ sung các chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Theo cơ quan thẩm tra, mặc dù Bộ Công Thương đã có báo cáo giải trình, song một số vấn đề chưa được làm rõ. Ví dụ như đối với giá điện, chưa có quy định, nguyên tắc để minh bạch các thành phần của giá điện, trong đó có bao gồm các khoản hỗ trợ đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa…
Bộ Công Thương trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật này theo quy trình 1 kỳ họp (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 15).
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra luật đề nghị thông qua luật tại 2 kỳ họp (trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và thông qua tại kỳ họp sau.
Việc thông qua luật tại 2 kỳ họp nhằm đủ thời gian cho việc nghiên cứu, thảo luận, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật bảo đảm chất lượng, khả thi, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 6/2023
- ·Lão nông nuôi hàng chục ngàn con rắn hổ mang, cứ bán 1 con lời 1 triệu đồng
- ·Singapore phát tiền cho 1,5 triệu dân
- ·Vàng miếng SJC "bốc hơi" 1,3 triệu đồng/lượng
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024
- ·Nổ súng tại nhà thờ và đồn cảnh sát Nga, ít nhất 9 người chết
- ·Đại gia Bình Dương Becamex IDC muốn huy động ít nhất 15.000 tỷ đồng
- ·Chứng khoán giảm sâu rồi lại bật tăng, điều gì đang xảy ra?
- ·Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm qua đường hàng không
- ·Tổng thống Biden lần đầu phát biểu sau khi ông Trump thắng cử
- ·BHXH Việt Nam đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong thanh toán bảo hiểm y tế dịch vụ kỹ thuật
- ·Tập đoàn DOJI đưa thương hiệu khách sạn Sofitel đến Hải Phòng
- ·5 tỷ phú kiếm thêm được nhiều tiền nhất sau bầu cử tổng thống Mỹ
- ·Hé lộ số tiền tỷ phú Elon Musk chi cho chiến dịch tranh cử của ông Trump
- ·Tích cực thăm đồng, phòng, chống sinh vật gây hại
- ·PSA đạt "Thương hiệu quốc gia" 5 kỳ liên tiếp
- ·Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc
- ·Bộ Công Thương: Sẽ phối hợp ngăn chặn Temu trong trường hợp cần thiết
- ·Những chính sách có hiệu lực từ 1/11/2013
- ·Đề xuất rượu, bia chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 100%