【kqbd bremen】Phẫu thuật lấy thành công xương cá ra khỏi ruột thừa
(CMO) Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, trong quá trình thực hiện mổ nội soi ruột thừa cho một bé trai 13 tuổi đã phát hiện thêm dị vật là xương cá đâm xuyên qua ruột thừa. Đây là trường hợp cực kỳ hiếm gặp.
Khoảng 14h30p ngày 14/3, bé Phạm Trọng Nhân (13 tuổi, xã Định Thành A, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) nhập viện trong tình trạng bị đau bụng, bệnh cảnh giống như viêm ruột thừa.
Sau khi khám, làm các thủ tục xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa, có chỉ định cắt ruột thừa bằng phương pháp nội soi.
Trong quá trình phẫu thuật, ê kíp mổ phát hiện thêm dị vật là 1 đoạn xương cá khoảng 2 cm xuyên thủng ruột thừa. Sau khi lấy dị vật ra, các bác sĩ mới tiến hành nội soi cắt ruột thừa cho bệnh nhân.
Dị vật là xương cá đâm xuyên ruột thừa. |
Ths. Bs Lê Văn Khen, Trưởng khoa Ngoại bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, người trực tiếp mổ cho bệnh nhân, cho biết: “Có nhiều nguyên nhân gây viêm ruột thừa, có thể là do vướng sỏi nhỏ, hạt cam... nhưng trường hợp bị xương cá đâm phải là cực kỳ hiếm. Thường khi trẻ nhỏ nuốt phải xương cá thì sẽ vướng đường tiêu hóa trên (hầu, họng, thực quản...), khi xuống dạ dày sẽ vào hệ tiêu hóa dưới. Tại đây, có nhiều trường hợp nếu xương ngắn hay quá trình di chuyển thuận lợi sẽ đi theo phân ra ngoài. Đặc biệt, xương cá khi vào hệ tiêu hóa sẽ không tiêu, trường hợp xương cá dài thì trong quá trình di chuyển ở hệ tiêu hóa có thể bị vướng lại ở những vị trí khác nhau, nhưng khi đã qua được đến ruột già, sẽ theo phân ra ngoài. Trường hợp của bé Nhân cực kỳ hiếm gặp, vì xương khi đến ruột già xong lại đi xuống ruột thừa, gây viêm”.
Bé Phạm Trọng Nhân sau phẫu thuật đã hồi phục và đang được chăm sóc tại Khoa Ngoại bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau. |
Chị Lê Phương Hằng, 46 tuổi, mẹ bé Nhân, cho biết: “Trước đó bé có ăn cá trong bữa cơm hàng ngày, nhưng không có biểu hiện bị hóc xương. Khi bé kêu đau bụng, chở vào bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán là viêm ruột thừa, tiến hành mổ thì mới phát hiện”.
Ths. Bs Lê Văn Khen khuyến cáo: “Xương cá khi đi vào hệ tiêu hóa sẽ không bị tiêu, do đó gia đình có trẻ nhỏ, khi cho ăn cần chú ý tập cho bé nhai kỹ trước khi nuốt. Nếu bé còn nhỏ, nên cho bé ăn những loại cá lớn, ít xương và cần lấy xương trước khi cho ăn. Khi bé ăn cá, người lớn nên ở bên, tránh để bé ăn một mình”./.
Đặng Duẩn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- ·Hai nữ sinh tiêu biểu của trường THPT Lộc Hiệp
- ·Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo
- ·Tuyên dương 128 học sinh giỏi cấp quốc gia và cấp tỉnh năm học 2010
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Thêm hàng loạt trường công bố điểm
- ·Vì sao trường cấp 2
- ·Sinh viên người dân tộc thiểu số được hỗ trợ chi phí học tập
- ·Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- ·Ngày 8
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Trao học bổng “Em không phải bỏ học”
- ·Khó khăn bủa vây trường Mẫu giáo Tuổi Thơ
- ·Thành lập trường đại học Kiểm sát Hà Nội
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Khoảng 8.600 học sinh thi tốt nghiệp THPT năm học 2012
- ·Nỗ lực vươn đến con đường học vấn
- ·Cấp học bổng cho 400 học sinh, sinh viên giỏi Toán
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến gặp gỡ 17 thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội