【lịch thi đấu giải vô địch bóng đá pháp】Tìm cách “cộng sinh” mới
Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm phòng chống tội phạm tài chính | |
Tín dụng quý I tăng thấp: Vừa mừng,ìmcáchcộngsinhmớlịch thi đấu giải vô địch bóng đá pháp vừa lo | |
Giao dịch ngoại tệ nhận ưu đãi từ MSB | |
Ngân hàng tìm mọi cách huy động vốn trung, dài hạn |
Khách hàng giao dịch tại SHB. |
Ngân hàng "may đo" sản phẩm
Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, cơ cấu tín dụng đã dịch chuyển vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, như tín dụng ngành thương mại và dịch vụ chiếm 61,19%, tăng 16,5%; tín dụng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 29,56%, tăng 9,9%... Riêng các DN nhỏ và vừa, đến cuối năm 2018, dư nợ tín dụng đạt hơn 1.307.000 tỷ đồng, tăng 15,57% so với cuối năm 2017, chiếm tỷ trọng 18% với gần 200.000 DN còn dư nợ.
Có được kết quả này, ngoài chính sách hỗ trợ DN đã hiệu quả, xuyên suốt, còn nhờ vào khả năng kết nối hiệu quả giữa các ngân hàng, DN; giúp DN có được nguồn vốn - điều kiện cần và đủ cho việc khởi sự kinh doanh.
Bà Lê Thị Mai, Giám đốc Công ty Tuấn Minh chia sẻ, DN có 60% dòng vốn vay ngân hàng, nhờ sự hậu thuẫn của ngân hàng, DN đã tăng số vốn từ 1 tỷ đồng lên hơn 26 tỷ đồng sau 10 năm hoạt động, nhờ đó doanh thu cũng tăng từ 5 triệu USD/năm lên trên 30 triệu USD/năm. Hiện tại, sau nhiều năm hoạt động, DN đã được vay vốn không cần tài sản đảm bảo, được vay 70% giá trị dựa trên hợp đồng, hóa đơn thuế...
Điều này cho thấy, việc kết nối này nên là hướng đi nên được nhân rộng cho cộng đồng DN. Nói cụ thể về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho hay, bài toán khó của các DN nhỏ và vừa là không có tài sản đảm bảo hợp pháp hoặc không có đủ uy tín để vay tín chấp. Vì thế, Hiệp hội có thể tư vấn hỗ trợ DN về mặt thủ tục. Ngoài ra, Hiệp hội còn ký kết nhiều chương trình hợp tác với các ngân hàng để giải quyết vấn đề vốn cho DN, đàm phán với các ngân hàng để đưa ra gói tín dụng ưu đãi hoặc gói giải pháp hỗ trợ tài chính dành riêng cho các DN hội viên…
Cùng với giải pháp trên, các ngân hàng cũng đã triển khai nhiều giải pháp, gói tín dụng, sản phẩm tài chính được “may đo” phù hợp với từng loại hình DN. Tiêu biểu như tại BIDV, để tăng khả năng cung cấp tín dụng cho các DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp, đại diện BIDV cho biết, ngân hàng đã triển khai kết hợp đồng bộ các giải pháp như tổ chức các hội thảo tư vấn, đào tạo, hợp tác phát triển… nhằm đồng hành cùng DN ngay từ khi mới thành lập, chia sẻ khó khăn để xây dựng mối quan hệ bền vững, cùng phát triển.
"Mức độ tha thiết đi tìm vốn chưa nhiều"
Nói về thực tế của những giải pháp trên, ông Nguyễn Văn Thân cho biết, Hiệp hội đã nhiều lần đề nghị các DN có nhu cầu vay vốn có thể đến Hiệp hội để được tư vấn, hỗ trợ về thủ tục, pháp lý. Tuy nhiên, số lượng DN tiếp cận còn rất ít. “Ở đâu cũng nói thiếu vốn nhưng mức độ tha thiết đi tìm nguồn vốn lại chưa nhiều, nên vốn có nhưng không nhiều người vay và vay được”, ông Thân nói.
Về phía các ngân hàng, đại diện của Vietcombank cho hay, ngoài những khó khăn muôn thuở đến từ các DN nhỏ và vừa khi chưa đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng về báo cáo tài chính, minh bạch thông tin thì nhiều ngân hàng chưa thực sự mặn mà với phân khúc khách hàng DN nhỏ và vừa do đánh giá dựa trên hiệu quả kinh doanh vốn. Theo đó, các DN này thường vay khoản vay nhỏ, nhưng ngân hàng vẫn phải tuân thủ quy trình thu thập hồ sơ, thẩm định, quản lý vay vốn như các DN khác, nên cùng mức chi phí quản lý và nguồn lực nhưng hiệu quả cho vay lại chưa tương xứng.
Trước những khó khăn này, các DN và ngân hàng đều cho rằng, giải pháp cũng như hướng đi để ngân hàng và DN gặp nhau đã có, nhưng để thực sự hiểu được nhau, “cộng sinh” phát triển thì phải tháo gỡ được hết những khó khăn. Các ngân hàng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có cơ chế thích hợp, thông thoáng để các ngân hàng chủ động xem xét nhu cầu vay vốn. Đặc biệt, đại diện Ngân hàng LienVietPostBank còn đề nghị không tính tín dụng cho các DN nhỏ và siêu nhỏ vào chỉ tiêu tín dụng chung của ngân hàng, giúp ngân hàng “thoải mái” hơn trong việc cấp tín dụng.
Cùng với đó, các DN và ngân hàng đã đưa ra nhiều đề xuất liên quan đến Quỹ bảo lãnh tín dụng. Theo các DN, việc mở ra cơ chế thông thoáng hơn, tăng số lượng DN được sử dụng quỹ sẽ tạo thêm cơ hội tiếp cận vốn cho DN. Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Hạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dầu khí Sơn Hải cho rằng, gói tín dụng ngắn hạn dưới 1 tháng khá phù hợp, nên ngân hàng có thể thiết kế riêng gói tín dụng như vậy cho các DN phân phối và kinh doanh xăng dầu; lãi suất áp dụng để đảm bảo khả năng cân đối lợi ích và rủi ro cho ngành ở mức 5-6%/năm… Cùng với đó, nhiều DN vẫn mong muốn ngân hàng để cởi mở với cơ chế cho vay tín chấp, không tài sản đảm bảo để nhu cầu vốn của DN được đáp ứng kịp thời.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Chống buôn lậu ma túy khu vực phía Nam: Còn nhiều gian nan
- ·93% số doanh nghiệp sẽ được giảm thuế thu nhập năm 2020
- ·Hải quan Đồng Nai: Thu ngân sách đối diện nhiều thách thức
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Chứng khoán ngày 3/3: Tỷ phú Bùi Thành Nhơn bắn tin, nguồn tiền 2 tỷ USD sắp đổ về
- ·Ngưng hiệu lực thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ
- ·Phát triển thị trường nội địa
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Tổng cục Thuế: Hướng tới 100% thủ tục về thuế được điện tử hóa
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Hải quan Hữu Nghị: Tín hiệu tích cực từ hoạt động thông quan hàng hóa
- ·Khôi phục vận hành Thị trường phát điện cạnh tranh từ ngày 1/11/2017
- ·Cục Thuế Nam Định: Nhiều kế hoạch, giải pháp ứng phó khoản hụt thu
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Cục Hải quan Hà Nam Ninh thu ngân sách đạt 38,78% dự toán
- ·Thống nhất khai báo hàng hóa XNK giữa Việt Nam và các nước thành viên CPTPP
- ·Khánh Hòa: Hoàn 210 tỷ đồng tiền thuế bằng phương thức điện tử
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Sửa đổi về thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất