会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tlbd hom nay】Chuyển đổi nhanh DNNN: Chỉ cần chuyển giao 2 cổ phiếu?!

【tlbd hom nay】Chuyển đổi nhanh DNNN: Chỉ cần chuyển giao 2 cổ phiếu?

时间:2024-12-23 17:27:54 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:198次

chuyen doi nhanh dnnn chi can chuyen giao 2 co phieu

Nhiều DNNN đã có bước phát triển mạnh mẽ sau CPH. (Ảnh minh hoạ, nguồn internet)

chuyen doi nhanh dnnn chi can chuyen giao 2 co phieu
"Thật là không công bằng khi nhiều DNNN được hưởng cơ chế độc quyền kinh doanh, được quản lý kinh doanh nguồn tài nguyên lớn của đất nước như Mobifone, Vinaphone, Viettel, PVN, TKV… lại không phải đóng cổ tức cho Nhà nước trong khi rất nhiều DN CPH ở vị thế kinh doanh kém hơn nhiều, thu nhập người lao động thấp hơn nhiều thì vẫn tích cực nộp cổ tức cho Nhà nước"
chuyen doi nhanh dnnn chi can chuyen giao 2 co phieu
.

Theo Hiệp hội, quá trình CPH DNNN nhiều năm qua đã thu đuợc nhiều thành tựu và bài học kinh nghiệm, trong đó nền kinh tế đã xác định chân lý là CPH và niêm yết trên sàn chứng khoán thực là con đường cải cách DNNN hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình CPH DNNN vẫn diễn ra chậm chạp, hiện còn nhiều DNNN chưa có kế hoạch cổ phần hóa trong trung hạn. Trong bối cảnh ấy, VAFI đã đề xuất giải pháp chuyển nhanh toàn bộ DNNN thuộc đối tượng chưa CPH trong trung hạn thành công ty cổ phần.

Biện pháp kỹ thuật

Theo VAFI, biện pháp đẩy nhanh CPH này chính là chuyển DNNN thành công ty cổ phần với 3 cổ đông pháp nhân ban đầu: Một là, giao cho đại diện công đoàn nắm giữ 1 cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phần. Hai là,giao cho tổ chức Đảng ở cơ sở nắm giữ 1 cổ phần. Ba là,Nhà nước mà đại diện là các bộ ngành, UBND tỉnh, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nắm giữ 99,999…% vốn.

Theo Hiệp hội, đây không phải là hình thức CPH mà chỉ đơn thuần là dùng biện pháp kỹ thuật để chuyển nhanh toàn bộ DNNN một thành viên thành công ty cổ phần với 3 cổ đông. Tuy nhiên việc này sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn đối với ngân sách Nhà nuớc và công tác quản trị DN. Bởi, khi triển khai thực hiện giải pháp này, không cần phải thành lập ban CPH tại DN, không cần phải kiểm kê định giá DN, không cần phải IPO… mà chỉ đơn thuần bằng một quyết định chuyển đổi với các dữ liệu theo sổ sách kế toán.

Hiệu quả to lớn?

Theo cơ chế hiện hành, VAFI cho rằng toàn bộ phần lợi nhuận sau thuế của DNNN được để lại DN, DNNN không có nghĩa vụ nộp tiền cổ tức cho Nhà nước như tại các công ty cổ phần có cổ phần Nhà nước. Nếu thực hiện theo đề xuất trên thì sẽ điều tiết lợi nhuận sau thuế để đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng, toàn bộ cổ tức được chia tại công ty cổ phần có vốn Nhà nước phải nộp cho NSNN. Chẳng hạn như Thái Lan, hiện Chính phủ chỉ nắm giữ 51% cổ phần tại vài chục DN lớn nhưng hàng năm tiền cổ tức chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Nếu thực hiện biện pháp kỹ thuật này từ năm 2013, VAFI ước tính tổng số tiền cổ tức thu được có thể lên đến 4 tỷ USD, chiếm khoảng 10% tổng thu NSNN và con số này sẽ tiếp tục tăng lên 15% tổng thu NSNN nếu các cơ quan Nhà nước đòi hỏi chặt chẽ với khối DNNN.

Cơ quan đại diện của các DN đầu tư tài chính Việt Nam nhận xét, từ trước tới nay, chúng ta chưa đòi hỏi nhiều ở giới lãnh đạo DNNN, cho nên rất nhiều DNNN coi nhẹ chỉ tiêu lợi nhuận, miễn sao chỉ có lãi là tồn tại mà không cần lãi nhiều. Do đó, nhiều DNNN vung tay đầu tư, thậm chí vay nợ lớn để đầu tư dàn trải, rồi lại tiếp tục thành lập DNNN mới… Một bộ phận giới quản lý DNNN chỉ thích đầu tư, để kiếm "hoa hồng", mà không nghĩ tới việc bảo toàn vốn Nhà nước.

Do đó, thực hiện giải pháp trên là nhằm có cơ sở buộc khối DNNN phải có nghĩa vụ nộp cổ tức hàng năm theo mức lãi suất tiền gửi ngân hàng hoặc theo mức cổ tức bình quân trong ngành. Cũng qua đó đào thải những nhà quản lý yếu kém, buộc giới quản lý DNNN phải chú trọng tuyển dụng và trân trọng người tài. Hơn nữa, ngân sách Nhà nước đang rất cần thêm tiền để phát triển hạ tầng giao thông, cải thiện an sinh xã hội… nên biện pháp này càng thêm ý nghĩa hơn.

"Thật là không công bằng khi nhiều DNNN được hưởng cơ chế độc quyền kinh doanh, được quản lý kinh doanh nguồn tài nguyên lớn của đất nước như Mobifone, Vinaphone, Viettel, PVN, TKV… lại không phải đóng cổ tức cho Nhà nước trong khi rất nhiều DN CPH ở vị thế kinh doanh kém hơn nhiều, thu nhập người lao động thấp hơn nhiều thì vẫn tích cực nộp cổ tức cho Nhà nước"- VAFI phân tích.

Văn Bắc

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Giá xăng dầu hôm nay 13/8/2024: Tăng vọt trước nguy cơ thắt chặt nguồn cung
  • Giao dịch căn hộ chung cư, đất nền giảm trong quý cuối năm
  • Cụ ông cao tuổi nhất Nhật Bản qua đời
  • "Thúc" tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu ngay từ đầu năm 2024
  • 'Đến được trường, chân em cũng bật máu'
  • Lý do tỷ phú Mark Cuban không mua du thuyền, thuê quản gia
  • Chú rể tặng xe Mercedes, cô dâu vẫn không cho rước vì một lý do
  • Jeff Bezos và Lauren Sanchez tái xuất sau tiệc mừng đính hôn
推荐内容
  • Viettel Long An đã tìm ra chủ nhân chiếc xe máy Honda Vision của chương trình 'Lên 4G, lên đời'
  • Thị trường xuất khẩu tỷ đô duy nhất của Việt Nam ở châu Âu trong tháng đầu năm 2024
  • U40 nhút nhát cưới được vợ đẹp sau 4 tháng nhờ Quyền Linh mai mối
  • Tỷ phú Mark Zuckerberg đưa vợ con đi xem show của Taylor Swift
  • Viện thẩm mỹ DIVA hỗ trợ nước sạch cho người dân Long An
  • Khai thác, sử dụng bất động sản hiệu quả, khai thác tối đa nguồn lực từ đất đai