【soi kèo lazio vs atalanta】Canada, ‘miền đất hứa’ của blockchain
Năm 2018,ềnđấthứacủsoi kèo lazio vs atalanta công ty kiểm toán Deloitte thực hiện một cuộc khảo sát các doanh nghiệp toàn cầu về blockchain. Kết quả cho thấy, 51% người tham gia trả lời tại Canada cho biết họ đang đầu tư vào blockchain. Trong khi đó, tỉ lệ này ở quốc gia láng giềng Mỹ là 24%. Đáng chú ý hơn, trong số những người trả lời khảo sát, chỉ có 5% nói sẽ không đầu tư vào blockchain.
Hai nước có mức độ quan tâm lớn nhất với công nghệ blockchain là Malta, hay còn có biệt danh “đảo blockchain” và Trung Quốc, nơi sở hữu nhiều hãng blockchain nhất thế giới. Dù vị trí của Canada còn gây tranh cãi, hầu hết các chuyên gia đều đồng tình Canada đang nhanh chóng tăng tốc trong lĩnh vực blockchain.
Vì sao blockchain phát triển tại Canada?
Do chi phí năng lượng thấp, tốc độ Internet cao, quy định ưu đãi, có thể xem Canada là miền đất hứa với ngành công nghiệp blockchain và tiền ảo. Nhiều người nhận xét blockchain bùng nổ tại đây là nhờ một cá nhân duy nhất – Vitalik Buterin, tác giả Ethereum, một trong những nhân vật blockchain nổi tiếng nhất thế giới.
Liên minh Ethereum doanh nghiệp (EEA) nằm trong số các thành viên cốt cán của Viện Nghiên cứu blockchain (BRI). Theo Ron Resnick, Giám đốc điều hành liên minh, EEA sẽ kết nối blockchain Ethereum với các doanh nghiệp. BRI thành lập năm 2017 tại Toronto, nhằm xử lý các vấn đề mà blockchain đang gặp phải, cũng như trả lời các câu hỏi như: blockchain sẽ mang lại thay đổi và giải pháp nào, blockchain tác động gì đến khu vực công và tư nhân.
Từ đó tới nay, BRI dần trở thành một tổ chức nghiên cứu tầm cỡ quốc tế, thúc đẩy các dự án liên quan đến blockchain trên toàn cầu. BRI đang thực hiện khoảng 100 dự án, từ giáo dục đến vận tải, và tập trung vào các ngành trọng yếu, bao gồm: viễn thông, năng lượng, công nghệ, dịch vụ tài chính, tài nguyên, bán lẻ, y tế, truyền thông, sản xuất. BRI được xem là những người tiên phong trong lĩnh vực blockchain, giảm chi phí để startup tiếp cận nghiên cứu và thực hiện các bước nhảy vọt dựa trên nó. Một trong những lý do blockchain “thịnh” tại Canada chính là việc tập trung vào đổi mới, hơn bất cứ thứ gì khác.
Bên cạnh đó, chính phủ Canada cùng các tổ chức trong nước không ngừng nghiên cứu và ứng dụng blockchain trong thực tiễn, đạt được các bước tiến đáng kể. Chẳng hạn, Ethereum ra đời ngày 30/7/2015 đã đặt nền móng cho công nghệ blockchain và đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Những người dùng đầu tiên của Ethereum sống tại Canada nhưng lan ra toàn cầu chỉ trong vài tháng. Tại thời điểm hiện tại, Ethereum là một trong các mạng được dùng rộng rãi nhất để phát triển blockchain nhờ tính thuận tiện và rõ ràng.
Cũng như Malta, Canada nhận ra sự cần thiết phải có các quy định phù hợp với các nhà đổi mới thay vì chống lại họ. Để thúc đẩy hơn nữa tính ứng dụng của blockchain, Ủy ban Chứng khoán British Columbia (BCSC) đã bổ sung các quy định linh hoạt cho ngành công nghiệp blockchain và tiền ảo. Năm 2017, BCBS đưa ba doanh nghiệp blockchain vào sandbox để cho phép họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và ứng dụng mới trên khắp cả nước. Những doanh nghiệp này hoàn toàn hợp pháp tại Canada và được hỗ trợ bằng nhiều sáng kiến khác nhau.
Dự án blockchain của ngân hàng trung ương
Nhà chức trách Canada xem đổi mới blockchain là một trong những giá trị cốt lõi của quốc gia. Năm 2017, Ngân hàng trung ương Canada liên kết với công ty thanh toán Payments Canada và hãng công nghệ cơ sở dữ liệu R3 để tiến hành một nghiên cứu mang tên Project Jasper.
Nghiên cứu hướng đến blockchain sẽ cung cấp giải pháp nào để cải thiện quy trình thanh toán và chuyển tiền các giao dịch giá trị lớn liên ngân hàng. Dự án bao gồm 3 pha: pha 1 thực hiện trên nền tảng Ethereum, pha 2 trên nền tảng R3 Corda. Ngân hàng Canada đã công bố sách trắng sau khi hoàn thành hai pha này và chỉ ra tiềm năng tiết kiệm chi phí do “hệ thống dựa trên sổ cái phân tán (DLT) cho phép ngân hàng xác thực giao dịch ngay từ đầu”. Nó giảm các công việc đối chiếu ở hậu trường và sẽ giúp ngành tài chính giảm chi phí. Pha 3 của dự án Jasper chủ yếu nhằm vào “hợp tác thí điểm nền tảng thanh toán an toàn dựa trên DLT”.
Ngoài ra, báo cáo của Ngân hàng Canada còn nhắc đến lợi ích to lớn khi sử dụng công nghệ DLT trên quy mô lớn, dẫn đến giao dịch chứng khoán và tiền mặt hiệu quả hơn giữa những bên tham gia. Nhờ vậy, chi phí xác minh và thực hiện giao dịch được tiết giản, cũng như thống nhất và tối ưu hóa các yêu cầu giữa thanh toán liên ngân hàng giá trị lớn và hệ thống thanh toán chứng khoán.
Tại một hội thảo trực tuyến diễn ra tháng 10/2021, CEO Ngân hàng Hoàng gia Canada Dave McKay nhận định, blockchain cùng trí tuệ nhân tạo và vạn vật kết nối là ba tiến bộ công nghệ sẽ thay đổi bộ mặt ngân hàng trong các năm tới. Theo ông McKay, blockchain vẫn chưa chín muồi mà còn tiếp tục tăng trưởng. Thực tế, Ngân hàng Canada đã đẩy nhanh quá trình nghiên cứu tiền số quốc gia (CBDC) trong dịch Covid-19 do người dân e ngại sử dụng tiền mặt hơn.
Blockchain không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực tài chính mà còn cả các ngành khác, ví dụ bảo vệ môi trường nước. Hồ Winnipeg là hồ nước ngọt lớn thứ 11 trên thế giới và có hệ sinh thái sinh vật học đa dạng. Tuy nhiên, phốt pho từ các nguồn như chất thải nông nghiệp, nước thải chưa qua xử lý… đã khiến tảo nở hoa, tăng cả về quy mô lẫn tần suất trong vài thập kỷ qua và gây nguy hiểm cho cả con người lẫn động vật hoang dã, làm giảm chất lượng nước, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng lân cận.
Tổ chức phi lợi nhuận Lake Winnipeg Foundation (LWF) muốn mang lại “sức khỏe” quay lại hồ Winnipeg thông qua mạng lưới giám sát cộng đồng. Họ khuyến khích người dân và đối tác thu thập mẫu nước tại hơn 160 điểm, sau đó xử lý tại một phòng thí nghiệm. Kết quả phân tích được đăng tải và công bố trên Lake Winnipeg DataStream. Bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra nền tảng và xem dữ liệu, giúp tìm ra vấn đề nằm ở đâu, tạo cơ hội đưa ra các hành động phù hợp.
Chia sẻ dữ liệu mở là ý tưởng còn mới mẻ với nhiều nhà khoa học nước. Họ cũng lo ngại về tính toàn vẹn khi tải dữ liệu lên nền tảng ai cũng xem được. Đó là lúc blockchain phát huy tác dụng. Blockchain cho phép họ biết được dữ liệu nào vừa được thêm vào và ai là tác giả. Nhờ đưa dữ liệu về một chỗ, DataStream cung cấp bức tranh toàn cảnh chất lượng nước và là nền tảng vững chắc để các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách hành động.
Để củng cố vị trí trên thị trường blockchain, Canada cần làm nhiều hơn nữa để giáo dục công dân của mình về công nghệ này. Theo ông Jason Cassidy, CEO hãng tư vấn Crypto Consultant, Canada cần các trường đại học giới thiệu các khóa học cho người trẻ vì vấn đề lớn nhất của blockchain là thiếu hụt nhân tài. Họ cũng cần nhiều dự án thí điểm hơn, cũng như hợp tác với các doanh nghiệp muốn thúc đẩy blockchain đi xa hơn.
Du Lam
Blockchain đã ứng dụng thế nào tại Việt Nam?
Nhiều doanh nghiệp tiên phong đã bắt đầu ứng dụng blockchain, tháo bỏ cái mác "tiền số" và "gamefi" cho công nghệ này.
(责任编辑:La liga)
- ·Bạn đọc hiến kế cho “cách mạng giao thông”
- ·Kiểm soát lãng phí trong xây dựng cơ bản
- ·40% tổng lượng nước cấp cho các đô thị hiện nay là khai thác từ nguồn nước ngầm
- ·Con gái lai Việt
- ·Phải có dấu hiệu vi phạm, CSGT mới được “tuýt còi”?
- ·Cả nước đã tiêm gần 198,7 triệu liều vắc
- ·Tiêu thụ xe dẫn đầu thị trường, Toyota Việt Nam mở rộng thêm hệ thống đại lý
- ·Biến hóa đầy trẻ trung, Hoà Minzy và con trai như hai chị em
- ·Ham hố lấy Tây, tôi đã trao thân và trả giá
- ·TP. Hồ Chí Minh kích cầu qua Hội chợ khuyến mại năm 2021
- ·Cái giá của việc... 'cứ đòi gái trinh'
- ·Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiểm tra, xử nghiêm việc găm hàng, thổi giá thiết bị y tế
- ·Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh ký 'hợp đồng bom tấn' dẫn thể thao VTV
- ·Trần Tiến vào viện thăm, ngẫu hứng biểu diễn cùng Trần Mạnh Tuấn
- ·Lời cầu cứu từ bé lớp 2 bị chấn thương sọ não
- ·Câu chuyện mới về nhà tạo lập thị trường ở Việt Nam
- ·MB tặng khách hàng “cơn mưa” giải thưởng với “Xài thẻ ngay – Trúng iPhone 13 mỗi ngày”
- ·Ngày 28/2: Cả nước ghi nhận 94.385 ca mắc mới COVID
- ·Niềm tin năm mới!
- ·Nhan Phúc Vinh than ế