【kết quả đá banh hôm nay】Tuổi cao, gương sáng
Ở cái tuổi xế chiều,ổicaogươkết quả đá banh hôm nay nhưng nhiều người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng làm công tác thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng, thật sự là những tấm gương sáng được xã hội trân trọng.
Tiên phong
Về ấp 4, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ ngày nay, ai cũng cảm nhận được đổi thay mạnh mẽ của xã nông thôn mới. Nhìn những con đường khang trang được bê tông hóa thẳng tắp, những hàng cây xanh thắm nối dài như bức tranh hài hòa của làng quê bình dị, ai cũng thấy thoải mái. Góp công cho phong trào xây dựng nông thôn mới ở đây là ông Lê Tuấn Kiệt, một NCT tiêu biểu ở ấp. Đã 75 tuổi, chân đã mỏi, đi lại không còn dễ dàng như trước, nhưng mỗi khi địa phương cần kinh phí để sửa nhà, làm đường, hỗ trợ học sinh nghèo… ông Kiệt lại miệt mài đi vận động các mạnh thường quân. Hồi ấp 4 cần mở rộng lộ đúng chuẩn nông thôn mới, ông Kiệt là một trong những người đầu tiên hiến đất, rồi cùng bà con trong ấp đi xin tiền khắp nơi, để làm đường giao thông nông thôn dài gần 2km trong ấp. Tấm lòng đó của ông được người dân ở ấp ghi nhận và trân trọng. Những năm qua, ông còn phối hợp vận động xây dựng được 4 căn nhà tình nghĩa, 6 căn nhà tình thương và 1 trường mẫu giáo cho địa phương… Để chuẩn bị cho năm học mới, ông Kiệt sẽ tặng 3.000 quyển tập cho học sinh nghèo trong xã. Ông Kiệt tâm sự: “Là người lớn tuổi, sống qua thời chiến tranh giặc giã, nên tôi hiểu cái khó, cái nghèo lắm. Thời bình, mình thấy quê hương khó gì, thì ráng đi vận động giúp. Nói thiệt, hồi đó đi học không nhiều, nên bây giờ mình vận động làm được con đường, xây thêm phòng học mới, thấy con em đi học sạch sẽ, không cháu nào bỏ học là mãn nguyện lắm. Còn sức khỏe, giúp được gì cho địa phương tôi sẽ giúp”.
Ông Lê Tuấn Kiệt (trái) luôn tích cực vận động thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Từ phong trào “NCT tham gia bảo vệ môi trường xây dựng nông thôn mới”, với sự đóng góp của những NCT như ông Kiệt, nhiều con đường khang trang được bê tông hóa thẳng tắp, nối liền giữa các ấp, các xã đã thành hình. Với tinh thần “Tuổi cao, chí càng cao”, NCT ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua, chung tay cùng các cấp, các ngành góp sức xây dựng nông thôn mới. NCT tích cực hiến đất, góp công để tạo nên diện mạo mới cho địa phương…
Hết lòng vì cộng đồng
Không chỉ chung tay xây dựng nông thôn mới, NCT ở huyện Long Mỹ còn tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ nhau để vượt qua khó khăn trong đời sống. Dù phải dành thời gian buôn bán, chăm lo cho gia đình, nhưng bà Ngô Thị Hoa (68 tuổi), ở ấp 11, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, vẫn cố gắng vận động gạo, tiền, chăm sóc NCT của địa phương, với việc nhận trợ cấp hàng tháng cho một cụ già đã 80 tuổi trong ấp. Bà Hoa nói: “Ở đây, cuộc sống mọi người còn nghèo khó khăn lắm. May mắn là cuộc sống gia đình tôi cũng ổn định nên có điều kiện giúp đỡ mọi người. Của ít lòng nhiều, còn khỏe ngày nào thì mình còn chung tay đỡ đần những người khó hơn mình ngày đó, lá lành đùm lá rách mà”.
Nhiều NCT luôn tâm niệm, chăm lo cho cộng đồng, nhất là những em học sinh nghèo, cũng là trách nhiệm chung phải làm. Năm nào cũng vậy, trước khi năm học mới bắt đầu, bà Võ Thị Lành, ở ấp 4A, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, lại lặn lội đi đến từng nhà để xin từng cuốn tập, để giúp cho các em học trò nghèo ở địa phương. Bà Lành chia sẻ: “Nói giúp vậy chứ chủ yếu là mình bỏ công đi vận động bà con để gom góp lại giúp đỡ cho những người khó khăn, mình già rồi nên đi vận động các em, các cháu cũng dễ cho hơn. Ở đây, ai đau ốm bệnh tật không tiền thuốc thang, tôi cũng vận động để giúp đỡ. Hàng năm, tới ngày tựu trường tôi hay đi xin tập để phát cho con em trong xóm. Mà tinh thần thiện nguyện của những NCT ở đây tốt lắm, mọi người còn cùng nhau thành lập “Đội mai táng tử” để giúp cho những gia đình khó khăn nữa”.
Toàn tỉnh hiện có 58.439 hội viên NCT tham gia hoạt động. Dù tuổi đã cao nhưng NCT vẫn có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh nhà. Ông Nguyễn Văn Hên, Phó Trưởng Ban đại diện Hội NCT tỉnh, cho biết: “NCT ở các cấp hội luôn phát huy tốt vai trò giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Từ các câu lạc bộ góp vốn, đã giúp cho nhiều NCT thoát nghèo và có cuộc sống ổn định hơn. 5 năm qua, có hơn 5.140 mô hình NCT lao động sản xuất kinh doanh đạt lợi nhuận cao và có 1.516 hộ có NCT được thoát nghèo. Đây là một kết quả rất đáng mừng trong hoạt động của NCT”.
Tại Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016 của Ban Đại diện Hội NCT tỉnh, bà Phạm Thị Sơn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội NCT Việt Nam, đã đánh giá cao sự chủ động, chia sẻ với cộng đồng, đóng góp chung vào phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh của NCT Hậu Giang, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới. Bà Sơn chia sẻ: “Với vai trò của mình, các cấp hội cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động chăm sóc NCT neo đơn, không nơi nương tựa, tiếp tục nhân rộng các câu lạc bộ hiệu quả và đẩy mạnh vận động NCT tham gia xây dựng nông thôn mới… Sống vì cộng đồng, sẽ giúp người cao tuổi thấy yêu đời hơn, vui hơn và thanh thản hơn”.
Trong phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” xây dựng nông thôn mới, NCT đã hiến 171.234m2 đất, vật cảnh kiến trúc, hoa màu, 26.433 ngày công lao động… để làm các công trình dân sinh, với tổng trị giá khoảng 11 tỉ đồng. Mỗi năm, hơn 600 NCT phối hợp với hội khuyến học các cấp vận động xe đạp, dụng cụ học tập cho gần 2.000 em học sinh, sinh viên nghèo hiếu học; 2.248 NCT tham gia vào 264 tổ nhân dân tự quản, để phối hợp xây dựng hàng trăm cổng rào an ninh… |
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·‘Soi’ công nghệ trên xe điện Vision
- ·Bốn ứng viên 9X trở thành tân phó giáo sư trẻ nhất 2024
- ·Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V
- ·Sở GD&ĐT Hà Nội nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- ·Đăk Lăk: Nữ hiệu trưởng chết bất thường tại phòng khám tư đã được tiêm truyền thuốc gì?
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Soi mói' hay 'xoi mói'?
- ·Sở GD&ĐT Hà Nội nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- ·Tỉnh nào ở nước ta có đông dân tộc sinh sống nhất?
- ·Bảo hiểm Xã hội Việt Nam gia hạn thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian cách ly xã hội
- ·Quốc gia nào trên thế giới không có dòng sông chảy qua?
- ·Người thầy 'chuyển đổi số' và sự bất biến của đạo nghĩa thầy
- ·Tổng Bí thư: Quy hoạch thế nào mà không có trường, học sinh không có lớp?
- ·Quốc gia nào trên thế giới không có dòng sông chảy qua?
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Vô hình chung' hay 'vô hình trung'?
- ·Điểm danh những ngành thường lấy điểm chuẩn khối C cao ‘ngất ngưởng’
- ·Học sinh tranh biện nảy lửa bằng tiếng anh về vấn đề túi nhựa dùng một lần
- ·Bài toán cực dễ của học sinh tiểu học nhưng người lớn đều chào thua
- ·Ông Hoàng Nam Tiến kêu gọi phụ huynh phát triển văn hoá đọc
- ·Đề xuất hỗ trợ khoảng 3.000 DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
- ·Vì sao 2+5=9?