【kqbd serbia】Hài hòa chính sách tài chính và nhân sự
Tạo điều kiện tài chính tốt nhất
Với tổng số nhân viên hơn 17.000 người, trong đó có 6.500 kỹ sư, lập trình viên, chuyên gia công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, Công ty cổ phần FPT hiện là DN tập trung đông đảo cán bộ công nghệ thông tin nhất Việt Nam, một lĩnh vực được coi là có sự cạnh tranh khá gay gắt trong tuyển dụng nhân sự.
Do đó, trong suốt chặng đường hơn 25 năm, FPT luôn chú trọng thu hút nhân tài, phát triển tiềm năng và tinh thần hợp tác của mọi thành viên bằng chính sách đãi ngộ cụ thể. Với phương châm cho cán bộ nhân viên công ty có một cuộc sống “đầy đủ về vật chất và phong phú về tinh thần”, năm 2013, FPT đã ban hành chính sách đãi ngộ mới đảm bảo 100% cán bộ nhân viên biết kế hoạch thu nhập năm của mình từ đầu năm nhằm tạo động lực, khuyến khích trực tiếp đến từng cá nhân.
Trong chính sách về đào tạo, FPT khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho mọi nhân viên phát triển toàn diện về cả năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm không chỉ thông qua công việc, mà còn qua đào tạo, tự đào tạo và trao đổi kiến thức. Điều này được thể hiện qua việc FPT liên tục tổ chức các chương trình đào tạo thuê ngoài và tự đào tạo. Cán bộ nhân viên khi tham gia đào tạo được FPT tài trợ một phần hoặc toàn bộ học phí. Năm 2013, FPT đã đầu tư 28,57 tỷ đồng cho các hoạt động đào tạo trong đó có việc tổ chức 1.876 khóa học với sự tham gia của 47.308 lượt cán bộ nhân viên.
Ngoài ra, DN còn xây dựng một chính sách thăng tiến cụ thể, tạo điều kiện về cơ hội, môi trường và chế độ cho các lao động tiềm năng. Một loạt chính sách phục vụ cho việc thăng tiến của cán bộ nhân viên có tiềm năng được ban hành như chính sách quy hoạch cán bộ nguồn, chính sách giảm, tiến tới bỏ hẳn sự kiêm nhiệm nhiều vị trí của cán bộ lãnh đạo, tạo cơ hội cho các cán bộ lớp dưới, chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo, chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm công bằng và minh bạch.
Sự quan tâm về tình hình tài chính không chỉ được các DN chú ý trong công việc thường kỳ mà nhiều DN đã có những chia sẻ cụ thể ở những tình huống người lao động gặp khó khăn trong cuộc sống. Trong hậu quả của cơn bão số 10 (bão Wutip) gây ra cho đồng bào các tỉnh miền Trung hồi tháng 10-2013, 61 gia đình cán bộ Tập đoàn Bảo Việt tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã bị thiệt hại.
Nhằm giúp các cán bộ nhân viên sớm ổn định, yên tâm gắn bó với công việc, Tập đoàn Bảo Việt đã nhanh chóng có sự hỗ trợ tài chính cho 61 gia đình cán bộ nhân viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão, góp phần giúp cán bộ nhân viên nhanh chóng ổn định đời sống.
Điều chỉnh quy chế tiền lương
Quan tâm hơn đến đời sống thu nhập của cán bộ nhân viên, hài hòa giữa chính sách tài chính và nhân sự trong DN cũng là nhận định của ông Hoàng Đức Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Ernst and Young Việt Nam. Theo ông Hùng, trước đây, hoạt động của hai bộ phận tài chính và nhân sự không có sự tương tác, nhưng khi DN phát triển ở tầm cao mới thì yêu cầu bắt buộc đặt ra là hai bộ phận này phải có sự tương tác với nhau.
“Tại sao phải tương tác với nhau? Đó là vì khi DN phát triển phải có sự hỗ trợ của các bộ phận với nhau chứ không thể tách rời nhau được để nhằm đạt được mục tiêu chung của DN. Không chỉ đơn giản là DN có chừng ấy công nhân và chỉ yêu cầu làm đủ 8 tiếng/ngày, bộ phận quản lý nhân sự phải quan tâm tới tâm tư nguyện vọng của mỗi người lao động, quan tâm tới định hướng, nguyện vọng của nhân sự ra sao và có phương án đầu tư cụ thể”.
Theo Báo cáo quản trị nguồn nhân lực Việt Nam 2013, yếu tố tiền lương thiếu cạnh tranh là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhân viên “nhảy” việc. Bên cạnh con số 45% DN đã có quy định rõ ràng về điều kiện tăng lương, cũng có trên 43% DN có quy định nhưng chưa rõ ràng về điều kiện tăng lương. Điều tra về mức độ hài lòng cán bộ nhân viên về lương, thưởng, phúc lợi hàng năm, chỉ có gần 30% DN tiến hành. Do đó, chỉ có 15% DN nhìn nhận quy chế tiền lương tốt, 85% DN cho rằng cần thay đổi và điều chỉnh quy chế tiền lương.
Cũng theo ông Hoàng Đức Hùng, hiện ở Việt Nam chưa có khảo sát bao nhiêu DN đã thực hiện đãi ngộ tài chính tốt đạt mục tiêu thu hút và giữ chân nhân sự, nhưng thực tế, những DN lớn đã có sự tham gia một cách chủ động giữa hai bộ phận này. Khẳng định hiệu quả của việc phối hợp tốt giữa công tác nhân sự và tài chính, ông Hùng khuyến cáo, đối với các DN nhỏ khi chưa có chức năng rõ ràng của hai bộ phận tài chính và nhân sự thì bản thân người làm chủ DN phải tự nắm rõ để điều hành DN, giúp DN có được nền tảng cơ bản là con người, vận hành hiệu quả mọi mặt hoạt động DN.
(责任编辑:World Cup)
- ·Review du lịch Nhật Bản Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
- ·MOWCAP vinh danh thêm 2 Di sản tư liệu của Việt Nam
- ·Tri ân, tôn vinh nhà giáo
- ·Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây khóm
- ·Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
- ·“Tiếng hát mùa xuân” thị xã Ngã Bảy
- ·Hợp nhất, thu gọn các phong trào, danh hiệu văn hoá
- ·Tập huấn kiến thức hỗ trợ giáo dục hòa nhập
- ·ISO 9001:2015
- ·Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang khai giảng năm học mới
- ·Thủ Thừa: Lan tỏa phong trào Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
- ·Thí điểm triển khai học bạ số cấp tiểu học
- ·“Học sinh miền Nam
- ·Xây dựng trường học an toàn: Chuyện đâu chỉ của riêng ngành Giáo dục
- ·Những kiến nghị của doanh nghiệp ở tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh
- ·Bệnh viện nỗ lực tăng sức hút: Tuyến tỉnh khởi sắc, tuyến huyện nhiều nỗi lo
- ·Ra sức xây dựng đời sống văn hóa
- ·Khởi sắc từ cuộc thi
- ·5 kiểu áo dài đỏ đẹp quyến rũ
- ·Hạnh phúc vì được làm nhạc sĩ…