【bxh ba lan 1】Bà Bảy cần, kiệm theo gương Bác
Sinh ra và lớn lên trong nghèo khó,ảycầnkiệmtheogươbxh ba lan 1 đến khi lập gia đình, cuộc sống bà Bảy (Sơn Thị Bảy, người dân tộc Khmer), ở ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, cũng không nhiều thay đổi, vợ chồng vẫn làm mướn quanh năm mới có ăn và nuôi con học... Nhưng nay bà là Trưởng nhóm chuyên đi vận động người khác để tặng lại hộ nghèo...
Bà Sơn Thị Bảy (phải) rất cần, kiệm theo gương Bác.
Bà Bảy thấu hiểu được nỗi khổ của nghèo túng, nên sau khi ở riêng rất quyết chí làm lụng vươn lên; năm 2011, nhờ được tuyên truyền sâu rộng về học tập, làm theo gương Bác, bà như được tiếp thêm nghị lực, niềm tin, để rồi năm 2017 thoát nghèo.
Hộ bà thoát nghèo cũng như bao hộ khác, nhưng xem lại thì bà thoát rất bền vững bởi cách làm ăn cần cù, chi xài đúng mực, tiết kiệm chi li.
Chuyện là sau khi ra riêng cách nay hơn 30 năm, vợ chồng không có đất canh tác (đến nay vẫn vậy), ông bà tính toán rồi bắt tay vào nghề bán kem quanh xóm và ở các điểm trường cho học sinh.
Bà Bảy phụ trách chính mua nguyên liệu bột, sữa, dừa khô… về chế biến, cả việc đổ từng cái bánh làm ly đựng kem; ông thì đảm trách công việc còn lại: bán kem, bán hết kem trong thùng mỗi ngày càng tốt.
Bữa nào như bữa nấy, ông bà cứ bao nhiêu việc ấy nhưng bà thì luôn tìm cách sao cho giảm chi phí đến mức thấp nhất để lời nhiều, ông thì đi xa hơn, về trễ hơn, miễn sao hết sạch thùng kem…
Bà Bảy có cách tính rất kỹ về chế biến: “Tôi không mua kem ký về bán lại, như vậy không có lời cao. Đổi lại là mua dừa khô, bột, đường, sữa ngoài chợ về chế biến. Xế chiều là lột, nạo dừa, vắt nước cốt, cân lượng đúng đủ với các loại nguyên liệu khác để nấu, trộn… Phần vỏ dừa, sọ dừa khô tôi cũng tận dụng lại tất cả chứ không bỏ phí thứ nào”.
“Phải nói là tôi tiết kiệm tới bến. Xế chiều ổng đi bán về, tôi xem lời nhiều hay ít thì bỏ ống, có hôm 20.000 đồng, có bữa 50.000-100.000 đồng, đều đặn ngày nào cũng vậy. Phần còn lại chi xài dè sẻn trong nhà và cho con ăn học…”, bà Sơn Thị Bảy kể thêm.
Ngày trước, căn nhà lá lụp xụp của ông bà ở gần chùa Bảy Ngàn, bán kem quanh năm, mà ông bà tích cóp cất lên được nhà kê. Khi có chủ trương giải tỏa xây chợ, năm 2007, ông bà được bồi thường 33 triệu đồng nên lên Khu dân cư vượt lũ thị trấn cất nhà tường mà chỉ xây, không tô trét, lót gạch gì hết.
Nơi ở mới kín đáo, nhưng 4 người con cũng lớn nên chi phí ông bà nhiều, vậy là càng phải thức khuya dậy sớm hơn làm kem bán. “Mưa gió vợ chồng tôi cũng làm bán; những tháng hè, chồng tôi đẩy xe đi bán tận nhà của học trò, bữa nào bán ít thì bỏ ống ít, không cho phép mình nghỉ ngơi khi con cái chưa trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định”, bà Bảy nhớ lại.
Thấy mẹ cha cực khổ nên các con của ông bà cũng cố gắng học, chi xài nơi phố thị phồn hoa những năm sau 2010 mà 2 người con thứ ba, thứ tư của ông bà chỉ 300.000 đồng/tháng…
Vất vả của ông bà cũng vơi dần khi người con thứ ba tốt nghiệp đại học y khoa, ra trường có việc làm ở trung tâm y tế huyện; con kế, con út tấn lên đi làm công nhân… Các con rất thương cha mẹ đã gửi về ít tiền lương cho cha mẹ trang trải cuộc sống, tu bổ nhà cửa; ông bà cũng bớt làm kem bán hàng ngày mà chỉ bán cách ngày. “Nhờ tiết kiệm theo gương Bác để gia đình mình tốt hơn, xã hội mình tốt hơn đó chú ơi”, giọng còn pha chút chất Khmer, bà Bảy nói.
Cần cù theo gương Bác mà thoát nghèo và nhờ chút đồng ra đồng vô mà khi thấy người có gia cảnh khó khăn mà bà Bảy… sinh lễ nghĩa.
Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Bảy Ngàn Phan Thị Yến Linh kể: Khoảng năm 2019, khi đi sinh hoạt ở chùa Bảy Ngàn, cô Bảy khi ấy đã đứng ra kêu gọi nhiều người hùn tiền ủng hộ hoàn cảnh nghèo khó, cỡ trên chục người gom tiền cho cô. Vậy là sau đó, cô được giao luôn nhiệm vụ chính trong gom tiền hỗ trợ, chọn hoàn cảnh để tặng tiền.
Từ phụ trách chính, nay bà Bảy là Trưởng nhóm phụ nữ dân tộc cần, kiệm theo gương Bác, ở ấp Thị Tứ. Đi vào hoạt động chính thức từ năm 2000 đến nay, qua ủng hộ của 20 chị em thành viên đã giúp cho khoảng 10 trường hợp trong và ngoài ấp (từ 500.000-1.500.000 đồng) có vốn làm ăn hay điều trị bệnh…
Hộ chị Huỳnh Kim Ngọc, ở ấp 3A, rất khó khăn; vợ chồng chị phải đêm đặt dớn, sáng bán cá, trưa mua bán ve chai kiếm sống. Được nhóm của bà Sơn Thị Bảy hỗ trợ 1 triệu đồng vốn làm ăn, năm 2020 đến nay nhận 7 phần quà sinh kế, năm 2023 được đưa vào diện cất nhà tình thương nên khả năng vươn lên khá cao.
Bà Phan Thị Yến Linh đánh giá: Nhóm phụ nữ dân tộc cần, kiệm theo gương Bác, ở ấp 3A, hoạt động rất có ý nghĩa về xây dựng khối đại đoàn kết; lan tỏa tinh thần học, làm theo gương Bác; tạo động lực cho nhiều chị em vươn lên chứ không trông chờ, ỷ lại chính quyền địa phương; gương cần, kiệm của bà Bảy rất đáng nhân rộng. Bà được Đảng ủy thị trấn Bảy Ngàn mời tham gia tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào tháng 5-2022.
Bài, ảnh: TRÍ THỨC
(责任编辑:La liga)
- ·Thu nhập cao nhờ trồng chanh
- ·HCM City, New York City sign MOU to establish sister city relations
- ·PM arrives in Hà Nội, wrapping up working trips to US, Brazil
- ·Việt Nam, Cuba nurture decades
- ·Cơ giới hóa đồng bộ trong canh tác lúa
- ·PM receives leaders of Communist Party of Brazil, friendship association
- ·NA Chairman’s visit to open up new chapter in Việt Nam
- ·PM Chính meets with Vietnamese community in Brazil, neighbouring South American countries
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn T11/2010
- ·PM leaves New York for official visit to Brazil
- ·Mong một năm công việc ổn định, thu nhập khá
- ·Việt Nam, Laos bolster defence cooperation
- ·Foreign Minister receives Chinese Assistant FM
- ·Coast Guard contributes to national border protection, defence in cyberspace
- ·Haaland thi đấu vô duyên, Man City nối dài cuộc khủng hoảng
- ·Việt Nam, US hold annual defence policy dialogue
- ·NA Chairman attends opening ceremony of photo exhibition on Việt Nam
- ·Việt Nam central part of Canada’s Indo
- ·“Góp gạo thổi cơm chung”: Chia tay tiền ai người đó hưởng!
- ·Việt Nam, Laos bolster defence cooperation