【may88.top】Thị trường chứng khoán Việt Nam: Tạo niềm tin để tăng trưởng
Mức vốn hóa toàn thị trường đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2013, bằng 31,5% GDP. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 104% so với năm 2013. Số lượng nhà đầu tư nước ngoài tăng 3,86%, với giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 15 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2013. Trong năm 2013, UBCKNN đã tổ chức 13 đoàn thanh tra và 45 đoàn kiểm tra các tổ chức, cá nhân tham gia TTCK, ban hành 110 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt là 9,35 tỷ đồng.
Vượt bão
Năm 2014 qua đi được đánh dấu là năm có nhiều thăng trầm chưa từng có của TTCK Việt Nam bởi chịu nhiều các tác động từ những yếu tố bên ngoài, mà tiêu biểu nhất là sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam đầu tháng 5-2014.
Sự kiện này đã tác động mạnh đến TTCK, đúng vào giai đoạn điều chỉnh sau chu kỳ tăng trưởng tốt những tháng đầu năm. Chỉ trong vòng 7 phiên, sau sự kiện trên, VN Index đã sụt giảm hơn 11%, rơi xuống mức thấp nhất: 508,51 điểm. Cùng với đó, việc giá dầu thế giới giảm mạnh, nhất là từ tháng 9-2014 đã tác động đến thị trường thông qua quá trình định giá lại triển vọng của các cổ phiếu dầu khí và ảnh hưởng từ quy mô vốn hóa rất lớn của các cổ phiếu này.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Bằng, Việt Nam vẫn được xếp vào các nước có TTCK tăng trưởng đứng đầu trên thế giới (theo bảng xếp hạng của Bespoke Investment Group công bố tháng 12-2014, TTCK Việt Nam có mức tăng trưởng khá mạnh, với mức tăng 6,59% trong năm và đứng vị trí thứ 32/74 chỉ số chứng khoán trên toàn thế giới- PV).
Quy mô huy động vốn trên thị trường đạt 250.000 tỷ đồng, trong đó đấu giá cổ phần hóa có bước phát triển quan trọng, 2 Sở Giao dịch Chứng khoán huy động vốn qua đấu giá đạt 11.000 tỷ đồng, nếu tính đấu giá qua các công ty chứng khoán là 13.000 tỷ đồng, gấp 13 lần năm 2013 và 15 lần so với năm 2012.
"Nhờ đó đã có tác động tích cực đến việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và tạo nền tảng để phát triển thị trường trong những năm tiếp theo"- ông Vũ Bằng nhấn mạnh.
Năm 2014 còn ghi dấu ấn việc phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế. Theo ông Vũ Bằng, thành công của đợt phát hành trái phiếu quốc tế này là câu trả lời xác đáng nhất, thuyết phục nhất cho niềm tin Việt Nam. Rõ ràng giới đầu tư toàn cầu đã dành những đánh giá tích cực cho nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh tái cơ cấu, hướng tới phát triển bền vững.
Bình luận về sự tăng trưởng ấn tượng của TTCK Việt Nam năm 2014, Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) Trần Văn Dũng cho rằng, đó là kết quả của những nỗ lực tái cấu trúc thị trường của Bộ Tài chính, UBCKNN. Trong đó, trọng tâm là xây dựng khung khổ pháp lý cho hoạt động của TTCK tương đối đồng bộ, thị trường vận hành trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tạo niềm tin cho các chủ thể tham gia trên thị trường như: Quy định rõ tiêu chuẩn phát hành, niêm yết của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập; quy định về công bố thông tin, quản trị công ty tiếp cận các chuẩn mực quốc tế.
“Trong năm, các mục tiêu cơ bản của tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán đã đạt được, từng bước thu hẹp số lượng, tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập để tăng cường năng lực hoạt động, tăng quy mô vốn, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro. Theo đó, số lượng công ty chứng khoán giảm từ 105 xuống còn 85, số công ty quản lý quỹ giảm từ 49 xuống còn 43 công ty nhưng không làm xáo trộn thị trường mà còn giúp cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư”- ông Trần Văn Dũng nói.
Kích cầu, khơi thông dòng vốn
Tuy nhiên, nhìn lại năm 2014, vẫn còn nhiều giải pháp phát triển TTCK được UBCKNN và các thành viên thị trường trông đợi còn dang dở trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo như: Nới room cho nhà đầu tư nước ngoài, phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá, chế độ kế toán cho các loại hình quỹ mới.
Bài toán đặt ra đối với TTCK Việt Nam trong năm 2015 chính là nâng quy mô và thanh khoản thị trường nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng cho TTCK Việt Nam từ hạng cận biên lên thành thị trường mới nổi, tạo lực hút các nhà đầu tư lớn từ nước ngoài. Công tác tái cấu trúc thị trường hướng tới mục tiêu phát triển TTCK theo chiều sâu, phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, gắn cổ phần hóa với niêm yết. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm; kích cầu, khơi thông dòng vốn trong và ngoài nước. Thúc đẩy tái cấu trúc hệ thống tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Theo ông Nguyễn Thanh Kỳ- Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam, thành viên thị trường rất kỳ vọng vào cam kết của Bộ Tài chính, UBCKNN trong việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn công tác cổ phần hóa gắn với niêm yết tạo nguồn hàng chất lượng hơn cho thị trường, phát triển ETF, quỹ bất động sản, các sản phẩm mới tạo nguồn hàng cho thị trường năm 2015 tốt hơn. Thực hiện hợp nhất các Sở Giao dịch Chứng khoán và phân định các khu vực thị trường như: Cổ phiếu, trái phiếu và hình thành thị trường sản phẩm phái sinh để nâng cao vị thế của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam trong Khu vực ASEAN. Xây dựng và triển khai mô hình đối tác thanh toán bù trừ trung tâm và hệ thống vay và cho vay chứng khoán. Ứng dụng công nghệ thông tin đối với TTCK nhằm phục vụ hoạt động giao dịch, thanh toán bù trừ và quản lý giám sát thị trường.
Hy vọng những đột phá từ việc hoàn thiện hệ thống khung pháp lý theo hướng cải cách để thu hút dòng vốn đầu tư trong đó thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Thể chế hóa Quyết định 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp Nhà nước theo hướng tháo gỡ khó khăn trong công tác cổ phần hóa, gắn với niêm yết, cổ phần hóa sau khi đăng ký kinh doanh 3 tháng đưa lên thị trường UpCom mà lãnh đạo UBCKNN cam kết sẽ trở thành hiện ngay trong năm 2015.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà: Tạo cơ chế cho các chủ thể tham gia huy động vốn Bộ Tài chính sẽ cùng với UBCKNN đẩy mạnh công tác hoàn thiện khung khổ pháp lý cho TTCK hoạt động minh bạch và tiệm cận với thông lệ quốc tế; trong đó trọng tâm là Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP (hướng dẫn Luật Chứng khoán); Nghị định về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh và các cơ chế chính sách khác có liên quan để TTCK phái sinh đi vào hoạt động trong năm 2016. Tiếp tục công tác huy động vốn qua TTCK và công tác cổ phần hóa gắn với niêm yết. Thực hiện tái cơ cấu các loại trái phiếu đã phát hành để tạo thuận lợi cho giao dịch trên thị trường thứ cấp và tăng tính thanh khoản cho trái phiếu, tập trung phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm trở lên để kéo dài kỳ hạn bình quân của danh mục trái phiếu, giảm gánh nặng trả nợ của ngân sách trong ngắn hạn. Đẩy nhanh các giải pháp tái cấu trúc hoạt động của các định chế trung gian trên TTCK như: Hợp nhất, giải thể, phá sản các công ty chứng khoán yếu kém, thua lỗ dựa trên các chỉ tiêu an toàn tài chính. Mở rộng sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK theo lộ trình cam kết trong WTO phù hợp với điều kiện thực tế và chính sách phát triển TTCK. Bên cạnh đó, UBCKNN cần tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, góp phần tạo lập thị trường hoạt động công khai, minh bạch, bảo vệ nhà đầu tư. Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên: Các DN phải tự tái cơ cấu để hấp dẫn nhà đầu tư Năm 2015, để TTCK Việt Nam có sắc diện mới, có rất nhiều việc cần phải làm, nhưng nền tảng cơ bản từ sức cạnh tranh của mỗi DN chắc chắn không thể bỏ qua. Sức khoẻ DN trong mấy năm qua rất yếu, hao hụt nhiều. Mục tiêu của nền kinh tế Việt Nam đặt ra đối với DN là đừng để DN yếu hơn. Theo đó, năm 2015 được Chính phủ xác định là năm DN, với môi trường kinh doanh có độ mở thông thoáng chưa từng thấy. Tinh thần cởi trói DN thể hiện mạnh mẽ, nhiều chính sách mang tính bước ngoặt hứa hẹn tạo nên một sự thay đổi đột phá mới cho DN. Tuy nhiên, vấn đề căng thẳng của năm 2015 trở đi là Việt Nam sẽ ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do với các đối tác nước ngoài để chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế quốc tế. Cơ hội tăng trưởng là rất lớn song về phần mình, DN có nắm bắt và tận dụng tốt hay không lại rất cần sự chủ động. Tôi biết nhiều DN đã xung phong tiếp cận thị trường quốc tế khá mạnh dạn. Tuy nhiên, khi hội nhập với điều kiện nghiệt ngã, cao hơn rất nhiều. Các DN sẽ phải chuẩn bị kỹ càng hơn cho cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Đó không chỉ là năng lực về vốn mà còn là những chiến lược để nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng để vượt qua các rào cản kỹ thuật mà các nền kinh tế khác đặt ra. Đặng Vỹ (ghi) |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Khuyến cáo thực hiện đợt cao điểm chống dịch Covid
- ·Hơn 200 đoàn viên tham gia Ngày hội cán bộ đoàn
- ·Nhiều tiết mục xuất sắc tại Cuộc thi Tìm kiếm tài năng học sinh, sinh viên
- ·Xử lý kịp thời các diễn biến phát sinh trong công nhân, lao động
- ·Thủ tướng lắng nghe chuyên gia, nhà khoa học 'hiến kế' về chiến lược 10 năm tới
- ·Tâm tình đầu xuân
- ·Hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của phụ nữ
- ·Dấu ấn Việt Nam sau 25 năm gia nhập APEC
- ·Nhan sắc ít son phấn của các con nhà 'vua hàng hiệu' Johnathan Hạnh Nguyễn
- ·Phụ nữ nỗ lực khởi nghiệp
- ·Thịt heo giá rẻ hơn rau bán tràn lan trên mạng
- ·Đại hội Công đoàn cơ sở Trường Chính trị tỉnh thành công tốt đẹp
- ·Từ chức khi không đủ khả năng, uy tín
- ·Phát huy vai trò của nông dân trong sản xuất, kinh doanh
- ·'Bánh dày nặng 3 tấn dâng Vua Hùng là quá hình thức và lãng phí'
- ·Phấn khởi và kỳ vọng
- ·Thị xã Long Mỹ: Bàn giao 16 căn “Mái ấm công đoàn”
- ·Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn cơ sở Agribank Hậu Giang
- ·Sự kiện lớn chuẩn bị cho năm bứt phá 2019
- ·Vị Thanh: Hình thành và phát triển: Nông nghiệp thời Pháp thuộc