【bảng xếp hạng vô địch quốc gia brazil】Vụ 100% mẫu mỳ tôm nhiễm hóa chất: Vì sao đại gia mỳ tôm im lặng?
Vì sao các đại gia mì tôm không lên tiếng?ụmẫumỳtômnhiễmhóachấtVìsaođạigiamỳtômimlặbảng xếp hạng vô địch quốc gia brazil
Nhiều "tín đồ" của sản phẩm mì tôm thắc mắc: Tôi và gia đình tôi ăn mì tôm từ rất lâu, trong nhà tôi không lúc nào thiếu 1 thùng mì. Thời gian qua, tôi mua mì một phần do khẩu vị, phần khác quan trọng hơn là do tin tưởng vào thương hiệu, nhãn hàng... vậy khi có thông tin như thế, tại sao các hãng mì lại không lên tiếng? Tôi nghĩ, chính sự im lặng này càng khiến những khách hàng như tôi hoang mang hơn.
Đồng quan điểm này, chị Nguyễn Loan (Hà Nội) chia sẻ: “Tôi rất ngạc nhiên trên truyền hình liên tục quảng cáo nào các loại mì Hảo Hảo, Sagami, Omachi… mì nào cũng tốt, nhưng giờ tôi không dám dùng. Không thấy nhà sản xuất nói gì, tôi nghĩ chắc trong mì có chứa loại chất gây sỏi thận”.
Cho đến thời điểm này, ngoại trừ Vina Acecook - chủ sở hữu thương hiệu mì Hảo Hảo, Đệ Nhất, Lẩu Thái, mì không chiên ăn liền Mikochi... giải thích một cách dè dặt rằng đang kiểm tra, khi có kết quả sẽ công bố và không khẳng định trong sản phẩm của mình có chứa acid axolic hay không, còn lại những thương hiệu chiếm thị phần lớn tại Việt Nam khác như Asia Foods (với thương hiệu mì Gấu đỏ, Gấu yêu, Shangha); Masan (với thương hiệu mì Kokomi, Sagami, Omachi)… đều "thờ ơ" với thông tin mì tôm chứa chất gây sỏi thận.
Phải chăng chính việc các đại gia trong làng mì ăn liền như Vina Acecook, Masan, Asia Foods, Miliket… im lặng đang vô hình chung đẩy sự lo lắng của người tiêu dùng lên cao hơn? Và liệu rằng việc không ra mặt của các thương hiệu có làm mất niềm tin đối với người tiêu dùng?
Phân tích động thái này, chuyên gia Marketing thương hiệu Võ Văn Quang, người có trên 20 năm hoạt động trong lĩnh vực Marketing thương hiệu cho các nhãn hàng nổi tiếng cho rằng: "100% mì tôm chứa acid oxalic" là thông tin có ý nghĩa trên phương diện cảnh báo, tốt cho người tiêu dùng, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.
Tuy nhiên, “các hãng mì không ra mặt vì dường như họ đã bị quy là vi phạm. Ở đây thông tin công bố là 100% thì đó không phải là sự cố cá biệt theo kiểu mì tôm A có chứa chất độc, mì tôm B không chứa chất độc… Nếu như vậy nó đã trở thành tình huống khẩn cấp,khi đó các nhãn mì bị nghi vấn không lên tiếng mới là điều đáng bàn”.
“Tôi rất đồng ý với ý kiến của lãnh đạo Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế) nhận định đây là thông tin chưa đầy đủ nên việc các hãng sản xuất mì tôm không lên tiếng là điều dễ hiểu”, ông Quang cho biết thêm.
Cần làm rõ mì tôm chứa acid axolic có hại hay không?
Theo chuyên gia Võ Văn Quang, điểm mấu chốt của vấn đề là người công bố số liệu này phải làm rõ một số thông tin quan trọng khiến người tiêu dùng và nhà sản xuất mì băn khoăn: Thứ nhất,trong kết luận 100% mì tôm có chứa acid oxalic tuy nhiên chưa làm nguồn gốc acid oxalic là từ nguyên liệu hay do nhà sản xuất mì cho vào trong quá trình chế biến. Thứ hai, acid oxalic có hai dòng có hại và vô hại.
“Vì vậy kết quả phân tích phải được làm rõ hơn, bởi vì muốn chứng minh một chất gây hại phải có phân tích kết quả lâm sàng bên ngành y tế chứ không riêng một kết quả về hóa chất. Nếu như ngành y tế chứng minh thành phần một axit oxalic nào gây hại cho sức khỏe là lâm sàng thì khi đó kết quả mới đáng tin cậy”, chuyên gia Võ Văn Quang nhận định.
Ủng hộ phong trào bài trừ chất độc hại, bài trừ thực phẩm bẩn ra khỏi sạp hàng, tuy nhiên bên cạnh đó không thể gây xáo trộn cuộc sống, gây hại tới các nhà sản xuất chân chính, tức là nó không làm gây hại tới cả một ngành công nghiệp.
“Chúng ta phải xem xét đa chiều như vậy mình mới thấy rõ vấn đề. Nhiệm vụ của người đưa ra thông tin này là phải phân tích công bố cụ thể hơn. Thứ hai, nhiệm vụ của bên y tế cộng đồng phải có kiểm chứng lâm sàng cụ thể hơn chứ không nói đơn thuần chất đó gây hại, mà còn phải chỉ rõ chất đó gây hại theo cơ chế y học như thế nào... Rõ ràng thông tin đến bây giờ vẫn rất mù mờ”, ông Quang phân tích.
Theo ông Quang, khi có kết quả phân tích rõ thì trong số 100% nhà sản xuất mì, sẽ làm rõ acid oxalic có hại trong mì tôm là do nhà sản xuất đưa vào hay tự có trong nguyên liệu. Nếu có trong nguyên liệu là bột mì thì cần làm rõ nguồn gốc từ nguyên liệu xuất xứ từ nước nào. Ví dụ như bột mì nhập từ nước nào đó chưa acid oxalic cao gây hại, cần phối hợp với cơ quan hải quan để tiến hành kiểm tra để ngừng nhập bột mì từ nước đó. Điều này tránh được sự xáo trộn trên thị trường và trong cộng đồng.
“Vấn đề ở đây không còn là ở đơn vị sản xuất mì tôm mà là quản lý nhà nước và nguyên liệu đầu vào sản xuất mì. Qua công bố của GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, tôi thấy lâu nay tiêu chuẩn của mình về vệ sinh an toàn thực phẩm hơi thấp, giờ đây phải nâng lên. Ở đây là sự vận động của nhu cầu cuộc sống đi lên, từ đó chất lượng cuộc sống phải được nâng lên”, chuyên gia Võ Văn Quang nói.
Đặt trường hợp là chủ thương hiệu mì, “lúc này tôi sẽ không lên tiếng, sẽ đợi, đồng thời âm thầm làm một dòng sản phẩm mì cao cấp, đến thời điểm thích hợp khi câu chuyện lắng xuống, nhận thức người tiêu dùng nâng lên. Lúc đó tôi sẽ tung dòng sản phẩm mới với chất lượng cao hơn phù hợp với chi phí sản xuất với chất lượng sản phẩm cao hơn”, chuyên gia kết luận.
Theo GiaoducVN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Không hiểu rõ EVFTA, Việt Nam rất dễ trở thành đối tượng bị trừng phạt thương mại
- ·Giá xăng, dầu thế giới đồng loạt lao dốc
- ·Nữ sinh lớp 12 mắc bệnh lạ, mẹ nghèo khóc ngất cầu xin cứu con
- ·Bệnh nhân nghèo “mừng hết biết” vì được hỗ trợ chỗ ở giá rẻ, xe lăn miễn phí
- ·Luật sư của bà Lê Hoàng Diệp Thảo: 'Của chồng, công vợ', khi ra tòa phải có chứng cứ!
- ·IMF báo động hiểm họa nợ xấu ở Trung và Đông Âu
- ·HLV Troussier: ‘Đội tuyển Việt Nam không đầu hàng’
- ·Chú bảo vệ nghèo bơ vơ trên giường bệnh, con không lo nổi 20 triệu đồng viện phí
- ·Chiếc ô tô SUV giá rẻ ‘giật mình’ hơn 113 triệu của Suzuki sắp trình làng có gì hay?
- ·Cơ thủ Đặng Thành Kiên lên ngôi vô địch Giải billiards TD Pool Master League
- ·Người may mắn 5 lần trúng xổ số độc đắc, nhận thưởng tiền tỷ
- ·Vay mượn khắp nơi, chồng vẫn không đủ tiền cho vợ điều trị di chứng Covid
- ·Tiếng khóc xé lòng của bé gái 2 tuổi bị ung thư biến dạng khuôn mặt
- ·Chàng trai Cơ Ho bập bõm tiếng Việt xin cứu cha bị sốt xuất huyết nặng
- ·Thời cơ vàng để đầu tư bất động sản cao cấp tại Việt Nam
- ·Người đàn ông gặp nạn trước ngày kết hôn vẫn đang cần sự giúp đỡ
- ·Xót thương cảnh gia đình bố chấn thương sọ não, con tử vong vì tai nạn
- ·Rưng rưng trước cậu bé cụt một cánh tay vì ung thư vẫn miệt mài học bài
- ·Cơn sốt đất 2018 'càn quét' qua những đâu?
- ·Chùm ảnh tên lửa của Triều Tiên lên bệ phóng