【m.bongdaplus.vn】Đại sứ Nguyễn Hồng Thao được bầu làm Phó Chủ tịch thứ hai của ILC
Khóa họp thứ 70 của Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) thuộc Liên Hiệp Quốc vừa được tổ chức tại New York của Mỹ và tại Geneva của Thụy Sĩ.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao.
Khóa họp thứ 70 của ILC trùng với dịp kỷ niệm 70 năm thành lập cơ quan chuyên môn này của Liên Hiệp Quốc.
Được vinh dự bầu làm Phó Chủ tịch thứ hai của ILC tại khóa họp này,ĐạisứNguyễnHồngThaođượcbầulmPhChủtịchthứhaicủm.bongdaplus.vn Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, đại diện Việt Nam đầu tiên trở thành thành viên ILC, đã tích cực phát huy vai trò chủ động, đóng góp đáng kể cho công việc chung của Ủy ban.
Tại khóa họp này, các ủy viên ILC tiếp tục thảo luận các đề tài: Định dạng luật tập quán quốc tế; thỏa thuận và thực tiễn về sau trong giải thích điều ước quốc tế; áp dụng tạm thời các điều ước quốc tế; quy phạm mệnh lệnh trong luật quốc tế (Jus cogens); bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang; thừa kế quốc gia liên quan đến trách nhiệm quốc gia; quyền miễn trừ cho nhân viên công vụ đối với thẩm quyền hình sự nước ngoài; bảo vệ bầu khí quyển.
Ngoài ra, còn có các cuộc họp của Tiểu ban soạn thảo các đề tài, Nhóm công tác về chương trình làm việc dài hạn và Nhóm công tác về phương pháp hoạt động, các cuộc họp với các tổ chức quốc tế liên quan như Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), tổ chức Luật quốc tế châu Âu, tổ chức Luật quốc tế châu Phi.
Đáng chú ý, báo cáo về thừa kế quốc gia liên quan đến trách nhiệm quốc gia và báo cáo về bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang có liên quan đến những vấn đề thời sự và có một số thông tin, quan điểm tương đối “nhạy cảm”, được các thành viên ILC, đặc biệt là Ủy viên ILC của Việt Nam quan tâm, tham gia thảo luận sôi nổi.
Tại kỳ họp này, Ủy ban đã đọc và thông qua toàn bộ dự thảo kết luận về Thỏa thuận và thực tiễn về sau liên quan đến giải thích điều ước quốc tế và Định dạng luật tập quán quốc tế cùng các bình luận kèm theo.
Hai văn bản này sẽ được đệ trình lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để ra Nghị quyết công nhận là tài liệu phổ biến cho các quốc gia, các nhà làm luật áp dụng. Đây là hai văn bản lớn, góp phần hoàn thiện kiến thức về nguồn của luật quốc tế.
Ủy viên ILC của Việt Nam đã có những đóng góp trong rà soát văn bản, kiến nghị một số điểm thay đổi được chấp nhận.
Ngoài ra, Ủy ban đã cho ý kiến với các dự thảo các hướng dẫn về áp dụng tạm thời điều ước quốc tế, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang. Các dự thảo này sẽ được gửi đến các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc để xin ý kiến.
Ủy ban cũng đã thông qua đề xuất của Tiểu ban kế hoạch và Nhóm công tác về chương trình làm việc dài hạn đưa 2 đề cương báo cáo về “Tài phán quốc tế - Universal jurisdiction” và “Mực nước biển dâng cao” vào Phụ lục đề xuất với Ủy ban pháp lý thuộc Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cho ý kiến triển khai.
Đặc biệt, đề tài “Mực nước biển dâng cao” nhiều khả năng sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều nước, trong bối cảnh có tới 70 nước chịu ảnh hưởng trực tiếp; trong đó, Việt Nam đứng thứ tư về mức độ chịu ảnh hưởng.
Khóa họp tiếp theo của ILC sẽ diễn ra theo thông lệ tại Geneva từ ngày 29-4 đến ngày 7-6 và từ ngày 3-7 đến ngày 10-8-2019.
ILC là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính trong việc pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế.
Nhiều công ước quốc tế quan trọng đã và đang có hiệu lực vốn là kết quả nghiên cứu, thảo luận của các thành viên Ủy ban như các Công ước Vienna về luật điều ước năm 1969, về quan hệ ngoại giao và lãnh sự năm 1961 và 1963, Công ước Geneva về Luật Biển 1958, Quy chế Roma của Tòa Hình sự quốc tế 1995...
Ủy ban gồm 34 thành viên là các chuyên gia hàng đầu về công pháp quốc tế của các nước, được phân bổ đồng đều cho từng khu vực địa lý.
Tham gia ILC thể hiện uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, phù hợp với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước, thể hiện rõ Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là đại diện đầu tiên của Việt Nam trúng cử vào cơ quan chuyên môn này của Liên Hiệp Quốc trong đợt bầu cử các thành viên ILC cho nhiệm kỳ 2017-2021, diễn ra vào tháng 11-2016.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao hoàn thành học vị tiến sĩ luật tại Đại học Pantheon-Sorbone của Pháp, năm 1996, được công nhận phó giáo sư năm 2009.
Ông là chuyên gia về công pháp quốc tế, luật môi trường, luật biển, phân định biên giới, với gần 40 năm kinh nghiệm công tác pháp lý và ngoại giao.
Ông từng giữ vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia và Kuwait, tham gia nhiều Đoàn đàm phán về biên giới lãnh thổ và xuất bản hàng trăm đầu sách báo về công pháp quốc tế.
Theo VIETNAM+
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nam 11 tuổi đã có quan hệ tình dục, xử lí thế nào?
- ·Disciplinary measures against incumbent, former Finance Ministry officials
- ·Party leader writes article emphasising critical need for renewing the Party’s leadership
- ·US servicemen’s remains found in Việt Nam repatriated
- ·Có hay không việc xăng dầu bị rút bớt từ xe bồn?
- ·PM Phạm Minh Chính meets top leader of Laos
- ·Minister Giang meets foreign defence leaders in Beijing
- ·Top leader’s working trip to US holds great significance: ambassador
- ·Thị trường hàng hóa: Lực bán áp đảo trên thế giới tuần trước lễ Giáng sinh
- ·NA Chairman’s visit deepens Việt Nam
- ·Chồng giàu và đêm tân hôn đầy nước mắt
- ·Top leader Tô Lâm pens article on innovating Party leadership
- ·Việt Nam adds voice, leadership to critical discussions on climate change: UN Resident Coordinator
- ·Lao top leader arrives in Hà Nội, beginning State visit to Việt Nam
- ·Bi kịch đàn ông 'chạy' theo gái giàu
- ·Top Lao leader meets with former Vietnamese Presidents
- ·Government’s September law
- ·Indonesia's President
- ·Những ngày kinh hoàng của người vợ trẻ
- ·Việt Nam’s 47