【bdanh】Những nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD
3 nhóm hàng xuất khẩu "hụt" cả tỷ USD trong 15 ngày đầu tháng 2 | |
Nhóm hàng xuất nhập khẩu lớn nhất Việt Nam đạt hơn 126 tỷ USD | |
Những ngành hàng tăng trưởng ấn tượng góp vào “trái ngọt” 600 tỷ USD kim ngạch XNK |
Kim ngạch xuất nhập khẩu theo châu lục trong quý 1/2022. Biểu đồ: T.Bình |
Kim ngạch cao kỷ lục trong tháng 3
Theo số liệu thống kê sơ bộ vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 3 đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay với 67,37 tỷ USD, tăng 38,1% tương ứng tăng 18,6 tỷ USD so với tháng trước
Hết quý 1, 2 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD trở lên là: điện thoại các loại và linh kiện đạt 14,88 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý 1/2021. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 3,68 tỷ USD, tăng 14,4%; sang Mỹ đạt 2,81 tỷ USD, tăng 13,2%; sang EU đạt 1,7 tỷ USD, giảm 16,6%; sang Hàn Quốc đạt 1,45 tỷ USD, tăng 35,7%... Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 13,24 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Mỹ đạt 3,31 tỷ USD, tăng 15,7%; sang Trung Quốc đạt gần 3 tỷ USD, tăng 10,1%; sang EU đạt 1,85 tỷ USD, tăng 18,5%; thị trường Hồng Kông đạt 1,39 tỷ USD, giảm 5,5%; Hàn Quốc đạt 1,03 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6%... |
Trong đó, xuất khẩu là 34,71 tỷ USD, tăng 48,2% (tương ứng tăng 11,3 tỷ USD) và nhập khẩu là 32,66 tỷ USD, tăng 28,7% (tương ứng tăng 7,3 tỷ USD).
Tính chung cả quý 1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt hơn 176,7 tỷ USD, tăng 14,3% tương ứng tăng 22,09 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu đạt 89,1 tỷ USD, tăng 13,4% (tương ứng tăng 10,55 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 87,64 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 11,54 tỷ USD).
Như vậy, so với dấu mốc Việt Nam hướng tới 700 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm nay, hết quý 1 đã hoàn thành 1/4 chặng đường. Đây là sự khởi đầu hết sức thuận lợi để đạt được kỷ lục mới, vì thông thường các quý giữa và cuối năm kim ngạch xuất nhập khẩu lớn hơn so với quý đầu năm.
Trong tháng 3, Việt Nam xuất siêu 2,05 tỷ USD, qua đó đưa cán cân thương mại hàng hóa của cả nước trong quý 1 thặng dư 1,46 tỷ USD.
Thêm một tín hiệu tích cực là xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chủ lực đều có sự tăng trưởng khá.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 25,96 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 29,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong khi đó, thị trường EU đạt 13,85 tỷ USD, tăng 12,9%; Trung Quốc đạt 13,44 tỷ USD, tăng 7%; khu vực ASEAN đạt 8 tỷ USD, tăng 18,1%; Hàn Quốc đạt 6,15 tỷ USD, tăng 18,6%...
Ở cấp độ châu lục, quý đầu tiên của năm 2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 115,39 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,3%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ đạt 36,38 tỷ USD, tăng 13,7%; châu Âu đạt 19,17 tỷ USD, tăng 9,8%; châu Đại Dương đạt 3,96 tỷ USD, tăng 28,7% và châu Phi đạt 1,86 tỷ USD, tăng nhẹ 1,7%.
Ngành hàng chủ lực tăng trưởng cao, đồng đều
Một điểm sáng khác đáng ghi nhận là sự tăng trưởng cao, đồng đều của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
Nhập khẩu cũng có 2 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên trong quý 1 là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 21,73 tỷ USD, tăng 30,4%, tương ứng tăng 5,06 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu nhóm hàng này từ Hàn Quốc là 6,43 tỷ USD, tăng mạnh 46,4% (tương ứng tăng 2,04 tỷ USD); Trung Quốc là 6,1 tỷ USD, tăng 30,9% (tương ứng tăng 1,44 tỷ USD); thị trường Đài Loan với 3,05 tỷ USD, tăng 36,7% (tương ứng tăng 818 triệu USD); Nhật Bản với 1,75 tỷ USD, tăng 38,7% (tương ứng tăng 489 triệu USD)… Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 10,53 tỷ USD, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong quý 1 với kim ngạch 5,3 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5%. Tiếp theo là Hàn Quốc với 1,67 tỷ USD, giảm 5,7%; Nhật Bản với 1,02 tỷ USD, giảm 7%… |
Như đề cập ở trên, quý 1, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 89,1 tỷ USD, tăng 13,4%, tương ứng tăng 10,55 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các nhóm hàng có kim ngạch tăng cao như: hàng dệt may tăng 1,46 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,22 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 829 triệu USD; hàng thủy sản tăng 788 triệu USD…
Như vậy, trong các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, dệt may có sự tăng trưởng ấn tượng nhất và quý 1/2022 cũng là thời điểm có tăng trưởng cao nhất của ngành hành này so với cùng kỳ nhiều năm gần đây. Cụ thể, quý 1 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,68 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 1,46 tỷ USD. Đây là mức tăng so với cùng kỳ cao nhất kể từ năm 2012 đến nay.
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với 4,36 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 50,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Các vị trí tiếp theo là thị trường EU với 896 triệu USD, tăng 31,4%; Nhật Bản với 771 triệu USD, giảm 2,9%; Hàn Quốc với 754 triệu USD, tăng 6,9%...
Ngoài ra, thủy sản cũng đạt kim ngạch ấn tượng trong quý 1, nhất là tháng 3 khi lần đầu tiên xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD/tháng. Tính đến hết quý 1, xuất khẩu nhóm hàng này đóng góp lớn thứ 4 vào tăng xuất khẩu cả nước so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hàng thủy sản trong cả quý 1 đạt 2,52 tỷ USD, tăng tới 45,4% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 788 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang tất cả các thị trường chính đều tăng cao. Cụ thể, thị trường Mỹ đạt 574 triệu USD, tăng 70,8%; Nhật Bản đạt 347 triệu USD, tăng 13%; EU đạt 297 triệu USD, tăng 57,4%.
Đặc biệt, riêng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong quý đạt mức cao nhất (so với cùng kỳ) từ trước tới nay với 326 triệu USD, tăng 104% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 167 triệu USD.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Khi con người “lập trình” cho sức nước
- ·Hà Nội: Thực hiện trên 12.000 cuộc thanh tra, kiểm tra thuế
- ·Nhiều lợi thế cho doanh nghiệp khi chuyển đổi hóa đơn điện tử trước năm 2020
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân
- ·Bắc Ninh: Đã có 3.500 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử
- ·Động lực mới cho quan hệ Việt Nam
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Cần minh bạch giá cước vận tải biển
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Nghệ An: Tăng cường công tác phối hợp Hải quan – Biên phòng
- ·Vitas kiến nghị nhiều giải pháp giảm bớt khó khăn cho ngành dệt may
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện gần 1.200 vụ vi phạm
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Đặc sản rum biển Nghệ An cháy hàng
- ·Lễ khánh thành công trình tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia
- ·Ninh Bình: Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp để thu hút đầu tư
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·Hải quan Hải Phòng tăng cường phân tích hoạt động XNK và nguồn thu trong thời kỳ Covid