【pachuca nữ】Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 24
Phấn đấu đến năm 2025 đạt 1,5 triệu doanh nghiệp; 8.000-10.000 hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp. |
Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết là hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp chủ động thích ứng với tình hình mới, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi nhanh, đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; lớn mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2025 đạt 1,5 triệu doanh nghiệp; 8.000-10.000 hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước, khoảng 30-35% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98-99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới.
Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 23/4/2023 về giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng.
Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ thống nhất chủ trương với kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Tờ trình số 57/TTr-NHNN ngày 22/4/2023 về giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương xem xét, quyết định và sớm ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức tín dụng thực hiện, bảo đảm phù hợp, chặt chẽ, khả thi, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm soát và giảm sát thực hiện chính sách theo quy định pháp luật, hạn chế rủi ro, không để lạm dụng, trục lợi, thất thoát, vi phạm pháp luật.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Trong đó, Nghị định số 18/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều kiện đối với tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.
Theo đó, thành viên đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định này trong thời gian doanh nghiệp đó đang hoạt động bán hàng đa cấp.
Đồng thời, Nghị định số 18/2023/NĐ-CP bổ sung thêm điều kiện: Trong trường hợp tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên hoặc cổ đông, tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đó phải có thời gian hoạt động bán hàng đa cấp trong thực tế tối thiểu là 03 năm liên tục ở một nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thí điểm thưởng hợp đồng gói thầu xây lắp dự án giao thông
Chính phủ ban hành Nghị định 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị định này quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội.
Danh mục dự án được áp dụng quy định về thí điểm thưởng hợp đồng kèm theo Nghị định này có 15 dự án: Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1;...
Về nguyên tắc thưởng, công trình, hạng mục công trình phải được thực hiện theo đúng hợp đồng (về số lượng, khối lượng, chất lượng), đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được nghiệm thu, bàn giao theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2023/NĐ-CP ngày 25/4/2023 về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; sửa đổi quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Nghị định quy định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.
Nghị định cũng nêu rõ về chính sách đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và người lao động tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền
Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Phòng, chống rửa tiền về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; nhận biết khách hàng; tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi; giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo; thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền; trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước; căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo trì hoãn giao dịch.
Thủ tướng phân công từng thành viên Chính phủ làm việc với địa phương để đôn đốc, gỡ khó, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 phân công Thành viên Chính phủ chủ trì đôn đốc làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn.
Cụ thể, Thủ tướng phân công các thành viên Chính phủ chủ trì, cùng lãnh đạo các bộ, cơ quan trung ương liên quan trực tiếp đôn đốc làm việc với các địa phương về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, tháo gỡ các khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính,... và các vấn đề khác nổi lên trên địa bàn.
Thành phần tham gia đoàn làm việc tại các địa phương do thành viên Chính phủ chủ trì đoàn làm việc quyết định.
Tăng mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
Theo Quyết định, từ 1/12/2023, mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 đồng trở lên. Hiện nay, Quyết định 20/2013/QĐ-TTg quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300.000.000 đồng.
Phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2023-2025.
Về kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023, kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 644.409 tỷ đồng, gồm: Vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 621.015 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương tối đa là 430.500 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc không quá 190.515 tỷ đồng; vay về cho vay lại khoảng 23.394 tỷ đồng.
Trả nợ của Chính phủ khoảng 327.287 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 293.405 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại khoảng 33.882 tỷ đồng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Ông Nguyễn Mạnh Hùng được giao quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông
- ·Tạo điều kiện việc làm cho chiến sĩ Công an nhân dân xuất ngũ
- ·Việt Nam lọt Top 10 cuộc thi Lập trình viên châu Á
- ·Tuyển chọn Đại sứ thiện chí hoa Anh đào Việt Nam
- ·Những chiếc ô tô cũ này đang rao bán giá 300 triệu đồng tại Việt Nam
- ·4 giải pháp cho công tác pháp chế tài chính năm 2014
- ·Phần mềm bảng viết của Polycom
- ·Nguy cơ xâm lăng văn hoá Hàn Quốc vào Việt Nam
- ·Ô tô Toyota lấn làn gây tai nạn nằm “phơi bụng” giữa đường, 2 người bị thương
- ·4 văn bản về chứng khoán hết hiệu lực trong tháng 3
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Các nhà khoa học là tài sản quốc gia
- ·Chùa Trăm Gian một năm sau khi bị xâm hại
- ·Mỹ xây dựng tháp điện Mặt Trời cao nhất thế giới
- ·Tháng 2: HNX Index đạt mức cao nhất gần 1 năm qua
- ·Mua thịt gà, phủ tạng không rõ nguồn gốc về sơ chế đóng gói bán kiếm lời
- ·Những bức họa nude của Bùi Xuân Phái
- ·Các hãng điện thoại không theo kịp Android
- ·Khai trương “Không gian Pháp” tại Đại học Quốc gia Hà Nội
- ·Khởi tố nam công nhân bỏ việc đi gây rối, ném tảng đá 30kg vào cảnh sát
- ·Hà Nội chiêu đãi khách quý những đặc sản gì?