【cá cược cúp c1】Hướng tới xã hội tiết kiệm
Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phát biểu. |
Phát huy tinh thần "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi," toàn Đảng, toàn dân ta đang nỗ lực xây dựng và phát huy những giá trị tốt đẹp trong nền văn hóa Việt Nam, đề cao vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu “xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí trong toàn xã hội, đưa chống lãng phí trở thành các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội và ngay trong từng gia đình.”
Xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí cũng chính là một trong bốn giải pháp đột phá được đưa ra trong bài viết “Chống lãng phí” gần đây của Tổng Bí thư.
Bài viết nhấn mạnh xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí, đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác,” “tự nguyện,” “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày,” tạo thói quen quý trọng tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân, hình thành trách nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật.
Văn hóa phòng, chống lãng phí - văn hóa ứng xử trong thời đại mới
Văn hóa phòng, chống lãng phí chính là một trong những giá trị đạo đức quan trọng để xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong thời đại mới. Chúng ta đang tích cực xây dựng văn hóa Đảng, văn hóa chính quyền, văn hóa giao thông, văn hóa tiết kiệm, thậm chí cả văn hóa từ chức, nhưng văn hóa phòng, chống lãng phí giờ mới được đặt ra.
Ông Nguyễn Hoài Bão, nguyên Phó Ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng rất tâm đắc với nội dung bài viết "Chống lãng phí" của Tổng Bí thưTô Lâm. |
Theo ông Nguyễn Hoài Bão, nguyên phó Ban Dân vận Trung ương, nguyên bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng, giải pháp xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí là rất hay, rất mới và độc đáo. Văn hóa thể hiện trí tuệ, nhận thức và cách ứng xử của con người. Để xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí thì phải bắt đầu từ ý thức của mỗi người, phải biết tự mình tự giác, nêu gương từ trên xuống dưới.
"Xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí là cả một quá trình bền bỉ, lâu dài. Tự bản thân mỗi người phải nhận thức, tu dưỡng, rèn luyện, thích nghi với điều đó, để nó dần trở thành thói quen hằng ngày của mỗi người, mỗi cán bộ, đảng viên, qua đó tạo sức lan tỏa ra toàn xã hội, trở thành một nét văn hóa của dân tộc trong thời đại mới," ông Nguyễn Hoài Bão nhấn mạnh.
Theo chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, Trưởng Ban Việt ngữ-Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc Ngụy Vi, xa hoa, lãng phí không phải là chuyện nhỏ, nó xa rời với thực tiễn của một quốc gia đang phát triển, đi chệch với truyền thống văn hóa đạo lý tốt đẹp của dân tộc, phá hoại công cuộc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Nếu để lãng phí lan rộng, nó sẽ như bức tường vô hình ngăn cách Đảng với nhân dân, Đảng sẽ mất đi mất đi sức mạnh, mất đi nền móng vững chắc là nhân dân.
Bởi vậy, không được lơ là, mất cảnh giác, phải coi phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách. Phải hình thành văn hóa ứng xử với hành vi lãng phí, coi lãng phí là điều đáng xấu hổ, đáng lên án, còn tiết kiệm là điều đáng tự hào, là vinh quang.
Dùng thể chế để rèn nên văn hóa
Chống lãng phí không chỉ là một cuộc chiến cam go mà còn là một cuộc chiến lâu dài. Để đấu tranh chống lãng phí, mấu chốt nằm ở chỗ phải kiên trì, phải có kế sách lâu bền, chặt chẽ, để đảm bảo mọi hành vi lãng phí đều chịu sự giám sát của pháp luật, để không ai dám vượt qua lằn ranh của thể chế. Từ đó ý thức về phòng, chống lãng phí mới dần thay đổi, từng chút từng chút trở thành nếp sống, thói quen, thành văn hóa trong xã hội.
Theo Tiến sỹ Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, lãng phí gặm nhấm, làm mất lòng tin của Nhân dân, hủy hoại uy tín của thể chế. Việc cần kíp hiện nay là đổi mới thiết chế pháp luật, trên cơ sở thiết lập vòng cương tỏa tổng hợp từ “đức trị” tới “pháp trị” và thực thi một cách công khai, dân chủ, bởi và bằng hệ thống pháp luật.
Nói cách khác, xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí sẽ hỗ trợ cho các thể chế hoạt động hiệu quả, ngược lại nếu thể chế mạnh mẽ sẽ củng cố các giá trị văn hóa tích cực.
Chuyên gia Ngụy Vi cho rằng xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí là một biện pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả công cuộc phòng chống lãng phí. Trong đó cần thiết lập cơ chế chặt chẽ để “không dám, không thể” lãng phí, đưa “không muốn” lãng phí trở thành chuẩn mực đạo đức xã hội.
Theo chuyên gia Ngụy Vi, muốn hình thành những giá trị văn hóa tốt đẹp này, trước hết phải tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, đưa tư tưởng phòng, chống lãng phí thấm sâu vào từng cán bộ, người dân, để nó lan tỏa ra toàn xã hội.
Thứ hai, phải hình thành cơ chế lâu dài, tìm kiếm động lực từ thể chế, tăng cường lập pháp cũng như giám sát, thực hiện các biện pháp cụ thể, hiệu quả nhằm chấm dứt các hành vi lãng phí.
Thứ ba là quán triệt tư tưởng ở tất cả ngành, địa phương, phải coi lãng phí cũng là tham nhũng, còn tiết kiệm là thước đo hiệu quả công tác xây dựng chính quyền. Các cơ quan Đảng, chính quyền và cán bộ lãnh đạo phải đi đầu nêu gương, cấp này làm cho cấp kia xem, chỗ này học tập kinh nghiệm chỗ kia.
Cuối cùng, cần hình thành lối sống xanh, từ tiết kiệm thực phẩm đến từ chối tiêu dùng quá mức, hình thành thói quen tiêu dùng vừa đủ, xanh, ít carbon, đây là cơ sở để loại bỏ hành vi lãng phí, xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí.
Chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, nhà báo, Trưởng Ban tiếng Việt-Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc Ngụy Vi. |
Xây dựng xã hội tiết kiệm - xã hội của văn minh, tiến bộ
Tài nguyên của một quốc gia hay thậm chí của cả hành tinh không phải là vô hạn. Xây dựng mô hình xã hội tiết kiệm là nhu cầu khách quan và là chiến lược phát triển cần thiết trong thời kỳ mới, phản ánh ý thức trách nhiệm của chúng ta đối với tương lai bền vững.
Chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Lăng Đức Quyền, nhà nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam đến từ Trung Quốc, cho rằng tiết kiệm, chống lãng phí là lối sống văn minh đúng đắn, lành mạnh, là phương thức sản xuất khoa học, hợp lí, đáng được cổ vũ và phát huy mạnh mẽ.
Càng văn minh, tiến bộ thì chúng ta càng phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Văn hóa tiết kiệm, phòng chống lãng phí chính là yếu tố không thể thiếu, là động lực tinh thần để xây dựng xã hội tiết kiệm-xã hội của văn minh và tiến bộ. Khi chống lãng phí và thực hành tiết kiệm trở thành quốc sách, khi tiết kiệm được coi trọng và phổ biến trong xã hội, trở thành thói quen, nếp sống văn minh của mỗi người, thì việc xây dựng xã hội tiết kiệm mới có thể từ ý tưởng biến thành hiện thực.
Ông Lăng Đức Quyền, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Tân Hoa Xã, Trung Quốc. |
Ông Lăng Đức Quyền cho rằng xây dựng xã hội tiết kiệm đòi hỏi sự hỗ trợ về mặt tri thức. Việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ rất cần thiết trong tiết kiệm tài nguyên, đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước. Thông qua việc bồi dưỡng nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nâng cao khả năng đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ hiểu biết khoa học công nghệ của toàn dân, chúng ta mới có thể tạo ra nguồn lực trí tuệ dồi dào phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội tiết kiệm.
Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của tất cả mọi người. Là nước xã hội chủ nghĩa đang phát triển, chúng ta có lợi thế về thể chế, điều đó được phản ánh ở khả năng ra quyết định và thực thi của Đảng trong quản trị đất nước, sự cải thiện đáng kể của đời sống tinh thần và văn minh dân tộc.
Ông Lăng Đức Quyền tin tưởng trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam, văn hóa tiết kiệm, phòng chống lãng phí sẽ tiếp tục được lan tỏa trong toàn xã hội, và việc xây dựng mô hình xã hội tiết kiệm sẽ đạt được kết quả thực chất.
Chống lãng phí là sự nối dài của truyền thống cần cù tiết kiệm của nhân dân ta. Trong thời đại mới, hành trình mới, đứng trước tình hình mới, nhiệm vụ mới, chúng ta phải nghiên cứu, hiểu sâu sắc tinh thần chỉ thị quan trọng của Tổng Bí thư về chống lãng phí, tạo bầu không khí nhà nhà, người người chống lãng phí, để tinh thần chống lãng phí bén rễ sâu vào mỗi người dân, mỗi cán bộ, từ đó đạt được những mục đích lớn lao hơn, không chỉ tạo nguồn lực cho đất nước, xây dựng xã hội tiết kiệm, mà còn nâng tầm vị thế văn hóa, con người Việt Nam, để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giấc mơ vaccine phòng Covid
- ·Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị sẽ đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên
- ·Thanh niên nông thôn chưa tiếp cận nhiều cơ hội phát triển
- ·Khảo sát hiện trạng nhà tạm, nhà dột nát toàn tỉnh
- ·Tiêu chuẩn đóng góp quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp
- ·Tuổi trẻ Long An thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ
- ·5 chủ tàu cá Kiên Giang tháo thiết bị giám sát hành trình bị xử phạt gần 6 tỷ đồng
- ·Quy hoạch Búng Tàu trở thành đô thị thương mại
- ·Những động lực giúp hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%
- ·Cử tri Đức Huệ bức xúc nhiều vấn đề liên quan đến ‘tín dụng đen’, tham nhũng, sim rác
- ·Cảnh báo lừa đảo, giả mạo chiếm đoạt tài sản giữa mùa dịch Covid
- ·Danh sách thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021
- ·Quốc hội khóa XV: Đề xuất phát hành chứng chỉ vàng, kiểm soát giá vé máy bay
- ·Quyết liệt triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu năm 2023
- ·Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 liên tiếp 9 ngày
- ·Phấn đấu 'về đích' sớm các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020
- ·Kết thúc đợt 2, giai đoạn XXIII, Đội K73 quy tập được 96 bộ hài cốt
- ·Tập trung tuyên truyền về chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho người lao động
- ·WB: Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn
- ·Tuổi trẻ Thạnh Hóa sinh hoạt Câu lạc bộ Lý luận trẻ