【kq tran mc】Bộ Công thương yêu cầu doanh nghiệp báo cáo vụ mỳ Omachi bị tiêu hủy
Bộ Công thương yêu cầu doanh nghiệpbáo cáo vụ việc lô mỳ Omachi chứa chất EO bị tiêu hủy tại Đài Loan. |
Ngày 23/8,ộCôngthươngyêucầudoanhnghiệpbáocáovụmỳOmachibịtiêuhủkq tran mc website của cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) đăng tải thông tin về sản phẩm mì Omachi xốt tôm chua cay do Công ty TNHH Qianyu (Thiên Du) nhập khẩu từ Việt Nam bị trả lại để tiêu hủy do không phù hợp các tiêu chuẩn của thị trường Đài Loan.
Cơ quan chức năng Đài Loan cho biết, họ phát hiện trong gói gia vị của gói mỳ ăn liền có chứa 0,195 mg/kg EO. Tổng số lượng lô hàng mỳ ăn liền Omachi bị trả lại để tiêu huỷ là hơn 1,44 tấn, tương đương 600 thùng mỳ (mỗi thùng 30 gói, khối lượng 80 gram).
Tại Đài Loan, chất EO hiện bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì chất này được phân loại là chất gây ung thư cấp một và việc phơi nhiễm lâu dài với chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư, và một số bệnh liên quan tới thần kinh.
Đại diện Bộ Công thương cho biết đã nắm thông tin này từ báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Đài Loan và đang xử lý theo quy định. Bộ sẽ yêu cầu doanh nghiệp có báo cáo cụ thể về vấn đề này và sau khi xác minh, làm rõ Bộ sẽ thông tin cụ thể.
Theo Bộ Công thương, tại Việt Nam, EO và ngưỡng giới hạn cho phép chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm của Việt Nam.
Tuy nhiên, kể từ khi xuất hiện cảnh báo có liên quan đến sản phẩm của Việt Nam trong năm 2021, các cơ quan quản lý Nhà nước đã vào cuộc để xác minh thông tin và nguyên nhân thông qua các hoạt động kiểm tra dây chuyền công nghệ và lấy mẫu giám sát chủ động trên diện rộng.
Ethylene oxide hay còn gọi là oxiran là một hợp chất hữu cơ thường ở dạng khí không màu và được sản xuất với quy mô lớn, ứng dụng ở nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.
EO không phải là phụ gia thực phẩm hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nhưng có thể được sử dụng với mục đích kiểm soát côn trùng, vi sinh vật trong sản phẩm thực phẩm khô (đặc biệt cho gia vị và các loại thảo mộc như ớt bột, tiêu và quế… nhằm diệt khuẩn Salmonella).
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Masan Consumer đã lập tức tiến hành các bước xác minh cần thiết. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, Masan Consumer không trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm mì Omachi Xốt tôm chua cay cho đối tác có tên Công ty Qianyu để xuất khẩu cho thị trường Đài Loan như thông tin cảnh báo của TFDA.
Chúng tôi đang phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam) và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh và xử lý vụ việc theo quy định pháp luật hiện hành.
Do tiêu chuẩn quy định an toàn thực phẩm của mỗi nước là khác nhau nên các sản phẩm mì Omachi mà Masan Consumer sản xuất khi xuất khẩu cho từng quốc gia và các khu vực cũng khác nhau để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các thị trường sở tại. Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đầy đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm của Nhà Nước Việt Nam và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.
Đối với các Nhà phân phối, Đại lý kinh doanh các sản phẩm Masan Consumer, chúng tôi luôn có những điều khoản quy định nghiêm ngặt ghi rõ trong hợp đồng phân phối về việc không được xuất khẩu sản phẩm của thị trường này sang thị trường khác và Masan Consumer cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định này theo đúng cam kết trong hợp đồng và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
Là công ty sản xuất hàng tiêu dùng đã gắn bó với gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam hơn 20 năm qua, Masan Consumer luôn tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Việt Nam và các thị trường xuất khẩu. Hiện tại, sản phẩm của Masan Consumer đã được xuất khẩu chính thức và có mặt tại thị trường Mỹ, Canada, Nga, Cộng hòa Séc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… Sản phẩm của Masan Consumer luôn đảm bảo an toàn cho người sử dụng dù tại bất cứ thị trường nào".
Cuối tháng 7/2022, một số quốc gia châu Âu như Đức, Ba Lan, Malta gửi cảnh báo, thu hồi hoặc trả lại sản phẩm mỳ ăn liền, bánh phở nhập khẩu từ Việt Nam do vi phạm quy định an toàn thực phẩm của EU. Trong đó, Đức gửi cảnh báo sản phẩm mỳ ăn liền hương vị gà, mỳ ăn liền hương vị cà ri của Công ty CP thực phẩm Á Châu (TP Thuận An, Bình Dương) chứa chất EO vượt ngưỡng quy định của EU.
Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương) cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu cần đặc biệt lưu ý về ngưỡng an toàn của chất Ethylene Oxide, bởi chỉ tiêu chất EO ở mỗi quốc gia quy định khác nhau.
(责任编辑:Thể thao)
- ·BHXH Việt Nam: Chi trả trực tiếp lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân cho người hưởng
- ·Đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 66 ô tô đã qua sử dụng
- ·USD ổn định, vàng lên xuống thất thường
- ·Người đàn ông ngoại quốc cấp cứu sau bữa nhậu
- ·Bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám chữa bệnh
- ·Nam bệnh nhân ở Hà Tĩnh nghi nhiễm bệnh bạch hầu, Hà Tĩnh khẩn trường phòng dịch
- ·Xuất khẩu cá tra sang Mỹ bật tăng
- ·Bật báo động đỏ cấp cứu người đàn ông trẻ vỡ tim sau tai nạn
- ·Hà Nội rà soát người dân có nhu cầu về quê và quay trở lại thành phố
- ·Sử dụng kháng sinh đúng cách giúp giảm nguy cơ kháng kháng sinh
- ·Từ 21/2 giá xét nghiệm COVID
- ·Người phụ nữ trẻ nhập viện cấp cứu sau 2 ngày đi chơi ngoài nắng
- ·Học sinh được giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh, hành vi văn minh trong ăn uống
- ·Giá vàng giữ ổn định ở đỉnh cao, USD dần phục hồi
- ·TS.Trần Khắc Tâm: 'Là đại biểu dân cử không được né tránh, ngại va chạm'
- ·Dược phẩm Organon đầu tư vào thị trường Việt Nam
- ·Gia hạn giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu đến cuối năm 2021
- ·Mỹ phẩm Cỏ Cây Hoa Lá
- ·Yêu cầu rà soát toàn bộ các cơ sở bảo trợ xã hội trên cả nước
- ·Canada điều tra chống bán phá giá thép cốt bê tông Việt Nam