【vdqg ai cập】Giảm thời gian cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng
Tổng cục Thuế đề nghị ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của người nộp thuế | |
Cổng Thông tin Thương mại Việt Nam (VTIP): Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin cho doanh nghiệp | |
Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hướng tới hải quan số |
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet |
Cụ thể, từ ngày 15/9/2022, nhiều quy định liên quan đến cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng được đơn giản, cắt giảm hơn. Các nội dung này được quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-BTTTT ngày 15/10/2018 quy định Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng.
Theo quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT, doanh nghiệp sẽ không phải nộp bản sao “Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng” trong bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu như quy định tại Thông tư 13/2018/TT-BTTTT trước đó.
Đặc biệt, thời hạn thẩm định và cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng đã được sửa đổi, giảm từ 7 ngày xuống còn 5 ngày. Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn vị thẩm định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp.
Đồng thời, doanh nghiệp sẽ nộp sẽ nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông (dichvucong.mic.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Doanh nghiệp sẽ nhận giấy phép nhập khẩu trực tiếp tại trụ sở Cục An toàn thông tin hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc bản điện tử trên Cổng dịch vụ công.
Đối với giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng, doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại theo mẫu đến Cục An toàn thông tin. Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ, Cục An toàn thông tin cấp lại giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp. Thời gian theo quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT cũng giảm 1 ngày so với quy định 3 ngày làm việc tại Thông tư số 13/2018/TT-BTTTT trước đây.
Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT cũng quy định cụ thể Danh mục 24 sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép được cụ thể hóa mã HS và chia thành 5 mục gồm: Sản phẩm an toàn cho thiết bị đầu cuối, sản phẩm an toàn lớp mạng, sản phẩm an toàn lớp ứng dụng, sản phẩm bảo vệ dữ liệu, sản phẩm loại khác.
Một điểm mới nữa của Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT là bổ sung yêu cầu khai báo về mã HS, đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm nhập khẩu trong Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu của doanh nghiệp.
Theo quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT các Giấy phép nhập khẩu đã được cấp trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này vẫn được sử dụng cho đến hết thời hạn được ghi trên giấy phép. Riêng mã HS 8517.62.43 áp dụng từ ngày 1/12/2022.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Trưởng bản 9X Lào Cai đưa 115 người dân đến nơi ở mới
- ·Làng “biệt lập” người Ba Na nằm giữa rừng già sẽ có điện, đường
- ·Làng “biệt lập” người Ba Na nằm giữa rừng già sẽ có điện, đường
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Lung linh sắc màu văn hóa Chăm
- ·Bạc Liêu: Tiêu hủy hơn 2,7 triệu con tôm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch
- ·TP. Hồ Chí Minh: Tiêu hủy hơn 10.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Thủ tướng trăn trở: Sao lại cứ phải đứng sau 6 nước ASEAN?
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Quốc lộ ở miền núi Thanh Hóa sạt lở nghiêm trọng
- ·Sẽ mở đợt thầu mới để mua đủ số gạo dự trữ còn thiếu theo chỉ đạo của Thủ tướng
- ·Xem xét phương án thi THPT quốc gia 2020
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- ·Liên hoan hát Then, đàn Tính và nghệ thuật Xòe Thái Lai Châu năm 2024
- ·Bạc Liêu: Tiêu hủy hơn 2,7 triệu con tôm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch
- ·Khánh Hòa: 81% học viên có việc làm sau khi học nghề
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Phú Thọ: Thu giữ 155 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc xuất xứ