【ketquabongsa】Tranh làng Sình
');this.closest('table').remove();"> |
Sắp xếp các loại tranh phục vụ du khách tham quan |
Ấn tượng
Ban đầu khi mới xuất hiện, tranh làng Sình thường được sản xuất để phục vụ nhu cầu thờ cúng, tín ngưỡng, cầu an lành cho một năm mưa thuận gió hòa. Trải qua nhiều thế kỷ, chứng kiến bao thay đổi, tranh làng Sình ngày nay còn được sử dụng rộng rãi hơn để chơi tết, làm quà biếu tặng, trang trí ở nhiều lễ hội truyền thống. Mặc dù không được ưa chuộng nhiều so với những dòng tranh khác, nhưng tranh làng Sình đang có những thay đổi mới mẻ, phù hợp hơn với thị hiếu của thị trường.
Tranh làng Sình gồm hơn 50 đề tài, với 3 nhóm chủ đề chính là tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh súc vật. Khi làm ra một bức tranh, bản khắc gỗ chỉ giữ vai trò làm khuôn và in màu chính. Những màu sắc còn lại được nghệ nhân vẽ thủ công. Chính vì thế không có bức tranh nào giống nhau. Nét độc đáo của tranh dân gian làng Sình là ở màu sắc, mỗi bức tranh mang một nét riêng, gắn liền với cảm xúc của nghệ nhân trong quá trình làm tranh. Tranh làng Sình có đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng, cam, đen… Ngày trước, các màu này đều được chế từ cây cỏ, hoặc các thứ gần gũi trong cuộc sống thường nhật.
Tấm lòng của người làm tranh
Nghề làm tranh ở làng Sình ngày nay không còn phổ biến rộng rãi khắp làng như trước, nhưng không vì vậy mà nó không còn giá trị. Ở làng, vẫn có những gia đình có nguồn thu nhập chính từ nghề tranh. Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước chính là người giữ lửa cho làng nghề tiếp tục phát triển và là cầu nối để người dân trong làng tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông.
Ông là người đã sáng tạo ra nhiều mẫu mới nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân và làm phong phú hơn cho các mẫu tranh làng Sình. Cụ thể, năm 2000, nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đã cho ra thể loại trang trí in trên giấy dó được quét điệp, phản ánh các sinh hoạt của đời sống và sản xuất như cày ruộng, cấy lúa, thu hoạch; các trò chơi dân gian như kéo co, bài chòi, bịt mắt, vật, bộ lịch 12 con giáp…
Năm nay 70 tuổi, nhưng nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đã có hơn 60 năm gắn bó với nghề tranh làng Sình. Sản phẩm của ông nổi tiếng trong làng và được trưng bày tại các hội chợ triển lãm tranh dân gian và các kỳ Festival Huế, Festival Nghề truyền thống Huế. Theo nghệ nhân Kỳ Hữu Phước, nghề in tranh Sình không khó cũng không dễ. Đây là loại tranh thờ cúng nên cần cái tâm của người làm tranh. Do vậy, tranh làng Sình không phải là loại tranh độc bản, tùy thuộc vào khả năng cảm thụ màu sắc, kỹ năng vẽ tay và cảm xúc của nghệ nhân sẽ cho ra dị bản khác nhau.
Ông cũng chia sẻ, để tranh đến được nhiều nơi, bản thân ông cũng như những người làm tranh trong làng phải có những thay đổi để làm mới hình ảnh tranh làng Sình. Để công chúng đón nhận nét độc đáo cũng như riêng biệt mà chỉ có dòng tranh này đem lại, những nội dung như trò chơi dân gian, phong cảnh cũng được ông đưa vào tranh và được nhiều du khách yêu thích. Bên cạnh đó, ông đã nghĩ ra cách làm ống tre rồi cuộn tranh cho vào bên trong, giúp giữ tranh được lâu và cũng làm sản phẩm du lịch thêm hấp dẫn, du khách dễ dàng mang tranh đi xa.
Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước chia sẻ, sắp tới ông cùng những người làm tranh khác trong làng sẽ hoàn thiện các sản phẩm cuối cùng để chuẩn bị cho kỳ Festival Nghề truyền thống Huế 2023. Sự trở lại lần này hứa hẹn đem đến nhiều tác phẩm mới độc đáo cũng như mang đến nhiều hình ảnh mới lạ, đặc biệt hơn.
(责任编辑:La liga)
- ·Công ty TNHH San Hà khai trương cửa hàng tại TP.Tân An
- ·Bà Phạm Thị Lập được bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ con Gái
- ·Nhiều vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp, công thương và văn hóa được Quốc hội chất vấn trực tiếp
- ·Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 6 năm 2023
- ·Lực lượng chống khủng bố phô diễn kỹ năng bắn súng, giải cứu con tin
- ·Thanh niên Hậu Giang phải mang khát vọng lớn đến Đại hội
- ·Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga tặng quà tết tại huyện Giang Thành
- ·NHNN yêu cầu giảm lãi suất cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn
- ·Long An chuẩn bị chu đáo công tác tổ chức Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh
- ·Hệ thống khách sạn đẳng cấp, tiện nghi Mix Boutique Hotel
- ·Hơn 393.000 hộ gia đình đăng ký danh hiệu Gia đình học tập
- ·Tiếp tục tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ giải ngân
- ·Tổng kết trao giải Hội thi 'Sáng tạo kỹ thuật của nhà nông'
- ·Quốc hội yêu cầu tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử và bảo vệ người tiêu dùng
- ·72 chiến sĩ nhỏ tham gia Chương trình 'Học làm chiến sĩ Công an'
- ·Sôi nổi Trại hè kỹ năng Hoa phượng đỏ
- ·Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số
- ·Đề xuất quy định mới về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- ·Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang dự ngày hội đại đoàn kết tại liên khu dân cư xã Thới Quản