【sin88 s】Sản xuất gạo chỉ nên thừa 20% để phòng bất trắc
Về chuyện tái cơ cấu nông nghiệp,ảnxuấtgạochỉnênthừađểphòngbấttrắsin88 s một bài toán quan trọng được bàn thảo nhiều là làm sao để tăng thu nhập và mức sống cho nông dân. Nhưng tăng bằng cách nào? Phóng viên VOV online phỏng vấn nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, người từng có nhiều năm là “tư lệnh” ngành nông nghiệp nước nhà và từng chèo lái nền nông nghiệp gặt hái được nhiều thành quả quan trọng.
PV: Thưa ông, theo quan sát của ông, thực trạng nền nông nghiệp, đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn Việt Nam hiện nay như thế nào?
Ông Nguyễn Công Tạn: Nếu về thành tựu, tính từ Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị từ năm 1988 đến nay, đời sống nông dân, nông thôn có bước chuyển biến đáng kể. Nông dân đã đủ ăn, không thiếu đói như trước; những điều kiện về môi trường nông thôn qua xây dựng nông thôn mới đã giúp bộ mặt nông thôn thay đổi về căn bản. Đến nay, hều hết các xã có đường kiên cố, có đủ trạm xá, có chợ; con cái nông dân được học hành; được tiếp cận được điện, nước sạch, truyền thông hiện đại… Đó là bước đổi đời của nông dân.
Sản xuất lúa gạo cần điều chỉnh hợp lý. Ảnh minh họa
Nhưng hiện nay, bên cạnh thành tựu, chúng ta thấy đã có những mâu thuẫn mới. Khoảng cách đời sống giữa người dân thành thị và nông thôn ngày càng giãn ra. Trong nông thôn, đời sống người trồng lúa và người trồng cây công nghiệp, người chăn nuôi bò sữa chênh nhau rất lớn. Nông dân miền núi và miền xuôi cũng cách xa về thu nhập. Đây là điều rất đáng lo ngại.
Đơn cử, GDP bình quân đầu người làm nông nghiệp chỉ 200 USD/người/năm, trong khi GDP bình quân toàn quốc là 1.600 USD/người/năm, có tới 47% nông dân trả lời không hài lòng với cuộc sống hiện nay. Có một số nơi, nông dân bỏ đất, thậm chí bỏ làng để đi tìm kế sinh nhai nơi khác. Đó là điều đáng báo động chúng ta.
Đời sống nông dân nói chung là như vậy, đời sống của những người trồng lúa càng khó khăn hơn. Lúc làm ra không có lãi hoặc lãi rất ít. Cho nên, nghề trồng lúa dù đã đạt thành tựu to lớn, nhưng chính lúc này, người trồng lúa lại có đời sống thấp nhất so với nông dân làm các nghề khác.
PV: Vậy theo ông, điều gì đẩy nông dân, nông nghiệp đến thực trạng đó?
Ông Nguyễn Công Tạn: Trước đây, nước ta có tới 4 thập kỷ đói triền miên, những năm đó toàn phải nhập khẩu gạo, nên từ nhà lãnh đạo đến nông dân đều lo thiếu gạo. Vì vậy, Đảng, Nhà nước ta đã tập trung phát triển nông nghiệp, sau Nghị quyết 10 (Nghị quyết của Bộ Chính trị số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, ngày 5/4/1988), là phát triển sản xuất toàn diện, lấy trục trung tâm là phát triển lúa gạo. Coi đó là bảo bối về an ninh lương thực để ổn định và phát triển đất nước.
Với tư duy cứng nhắc như vậy đã làm cho chúng ta xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Bây giờ cần phải nhìn nhận, đánh giá lại.
PV: Như ông nói, do tư duy, vậy trong tái cơ cấu nông nghiệp đang đặt ra, nên chăng việc đầu tiên là phải tái cơ cấu tư duy nhà quản lý và cả tư duy người nông dân trực tiếp lao động sản xuất trên ruộng đồng, thưa ông?
Ông Nguyễn Công Tạn: Đúng. Theo tôi, Nghị quyết 10 là bước nhảy vọt về tư duy thời đó. Đó là đã trả lại quyền tự chủ về ruộng đất tới cho nông dân. Nó tạo động lực vào thời gian đó. Đến nay, động lực đó đã khai thác hết. Do đó, cần phải tìm động lực mới. Đó là phải thay đổi hẳn cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay trên cơ sở tư duy đổi mới về căn bản.
PV: Theo ông, với tư duy mới đó, chúng ta phải nhìn nhận vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn như thế nào trong nền kinh tế-xã hội?
Ông Nguyễn Công Tạn: Tái cơ cấu nông nghiệp phải đặt ra mục tiêu mới. Mục tiêu trước đây là xoay quanh trục an ninh lương thực. Lần này, theo tôi, phải khác hẳn. Đó là phải phát triển nền nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh xoay quanh trục phát triển các ngành hàng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có lợi thế, có ổn định cao, đem lại nhiều lợi nhuận cho nông dân, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
PV: Trong trọng tâm của nền nông nghiệp nước nhà có 2 câu chuyện rất lớn là nuôi con gì và trồng cây gì. Theo ông, cần phải lái việc nuôi và trồng này theo hướng như thế nào?
Ông Nguyễn Công Tạn: Điều đáng buồn là hiện nay doanh thu từ nông, lâm nghiệp với những con số như: Tổng doanh thu ngành nông nghiệp từ đất tính bình quân chỉ được 50 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, ngành nông nghiệp đạt 80 triệu đồng/ha/năm, thủy sản đạt 120 triệu đồng/ha/năm, ngành lâm nghiệp chỉ được 3,4 triệu đồng/ha/năm. Cho nên, người nông dân làm lúa và người trồng rừng là nghèo nhất hiện nay.
Bây giờ tư duy thay đổi là phải chọn những ngành hàng, sản phẩm có hiệu quả, và bằng khoa học công nghệ mới để nâng cao hiệu quả đất đai. Từ đó, nông dân có thể sống được bằng nghề nông. Nông dân làm nghề gì sống được bằng nghề ấy thì họ mới yên tâm. Đó là nền tảng căn bản để phát triển nông nghiệp bền vững.
Về cây gì, con gì là câu hỏi muôn thuở của người dân. Trong cơ cấu ấy, đôi khi chúng ta áp đặt, kể cả những lúc làm cây này, cây kia không có lợi. Chúng ta cũng chưa có điều kiện thông thoáng để dân tự chọn đối tượng của mình. Cho nên, vừa chưa tìm được đối tượng hiệu quả, đồng thời vừa phải làm đối tượng ít hiệu quả. Đó là nghịch lý.
Vậy nên, về chuyện trồng cây gì, nuôi con gì cần hướng tới, theo tôi: Thứ nhất, sản xuất lúa gạo không đi theo hướng trước đây nữa. Trước đây, là làm ra càng nhiều gạo thì hiệu quả càng kém; xuất khẩu càng nhiều thì dân càng ít lãi, Nhà nước cũng được rất ít lợi ích. Xuất khẩu gạo được 3,5 tỷ USD thì phải nhập 3,4 tỷ USD thức ăn chăn nuôi. Đó là điểm thiếu tính toán.
Bây giờ, theo tôi, gạo chỉ cần sản xuất đủ ăn và có dư 20% để đề phòng thiên tai, bất trắc ngoài dự báo, khi cần dùng chỗ này để lo cho dân, khi không cần thì tham gia xuất khẩu thêm. Cho nên, nước ta chỉ cần 30-35 triệu tấn lúa là đủ thỏa mãn mức sống của dân sẽ tăng lên. Với mức ăn 250 kg lúa/người/năm, với dân số 100-130 triệu người trong tương lai.
Như vậy, chỉ cần 7,7 triệu ha đất gieo trồng lúa, trong đó chuyển ít nhất 2 triệu ha đất này sang trồng cây khác, còn 5,7 triệu ha gieo trồng lúa, sau này sẽ giảm thêm nữa. Số đất 2 triệu ha chuyển sang cây trồng khác, không cần tìm đâu xa, trồng ngay cây ngô và thức ăn chăn nuôi để phát triển ngành chăn nuôi nước nhà, không phục thuộc vào nguyên liệu từ thế giới nữa. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi, giảm nguyên liệu nhập khẩu của ngành thức ăn chăn nuôi.
Hơn nữa, chuyển đổi cây, con đó thì nông dân sẽ tăng thu nhập gấp 2-3 lần trồng lúa hiện nay. Khi đó, cả nông dân và nhà nước đều có lợi.
Ngoài ra, khi phải tìm ngay các cây khác để đem lại hiệu quả ngay, rồi phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp với hướng mới. Hướng mới này phải lấy tiêu chí quan trọng nhất là doanh thu trên mỗi ha phải lớn và nông dân phải có lãi.
Theo VOV
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng
- ·Indonesia miễn thuế 10 năm cho các nhà sản xuất ô tô chạy điện
- ·Không kéo dài chính sách giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước?
- ·Điều khiến ông chủ bất động sản trở thành tín đồ mê Ford Explorer
- ·Nhà xe Thành Bưởi tạm dừng vận chuyển khách từ hôm nay
- ·Ô tô vẫn ồ ạt giảm giá, sâu nhất 200 triệu đồng
- ·Kho hàng với 500.000 loại chi tiết linh kiện của Việt Nam Suzuki
- ·PayPal cho phép người dùng Mỹ mua hàng bằng tiền điện tử
- ·Mỏ vàng nào sâu nhất thế giới?
- ·Những phương tiện đặc biệt của cảnh sát các nước trên thế giới.
- ·Điểm danh các địa phương có doanh thu du lịch, lượng khách cao nhất Việt Nam năm 2024
- ·Chiêm ngưỡng với 10 mẫu xe đẹp nhất thập kỉ qua
- ·Piaggio Fast Forward thử nghiệm xe tự hành thông minh Gita
- ·Vì sao rất ít người đọc sách hướng dẫn sử dụng ô tô trước lần đầu lái xe?
- ·Ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
- ·Dịch vụ vệ sinh xe PowerSteam ra mắt ứng dụng trên di động
- ·Những chiếc xe làm thay đổi lịch sử thế giới: Mercedes
- ·Những chiếc xe làm thay đổi lịch sử thế giới: Rolls
- ·Những bể bơi giải nhiệt cho người Hà Nội
- ·Những chiếc xe có thể đương đầu với thảm họa tận thế