【kết quả uae】Xuất nhập khẩu khả quan, xuất siêu 2,42 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 31/8: Xuất nhập khẩu khởi sắc 8 tháng đầu năm,ấtnhậpkhẩukhảquanxuấtsiêutỷUSDtrongthángđầunăkết quả uae thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt 294.367 tỷ đồng |
Xuất nhập khẩu duy trì đà tăng trưởng
Thời gian qua, dệt may luôn khẳng định vị thế là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 8 tháng năm 2022, ngành dệt may xuất khẩu ước đạt 30,1 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 17,5 tỷ USD.
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, như vậy, ngành tiếp tục xuất siêu khoảng 12,6 tỷ USD. Năm nay, dệt may Việt Nam dự kiến đạt 43,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, mặc dù dự báo những tháng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn.
Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực |
Dệt may được đánh giá là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và đã đóng góp tích cực vào thành tích xuất nhập khẩu nói chung.
Theo Bộ Công Thương, về xuất nhập khẩu, trong tháng 8/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 64,34 tỷ USD, tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 497,64 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD.
Cụ thể, về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, trong tháng 8/2022 ước đạt 33,38 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,04 tỷ USD, tăng 13,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 24,34 tỷ USD, tăng 7,6%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2022 tăng 22,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 26,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 20,6%.
Tính chung 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 21,9%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 66,14 tỷ USD, tăng 18,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 184,66 tỷ USD, tăng 17%, chiếm 73,6%.
Trong 8 tháng năm 2022 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ
USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản đạt 20,66 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, trở thành điểm sáng trong xuất khẩu chung của cả nước.
Trong đó, xuất khẩu thủy sản ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, ước tính đạt 7,5 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước do các thị trường xuất khẩu hiện đều có nhu cầu cao đối với thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu cà phê đạt 2,8 tỷ USD, tăng 39,6% về trị giá xuất khẩu và tăng 14,7% về lượng so với cùng kỳ năm trước; Xuất khẩu gạo tăng tới 19% về lượng và tăng 8,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến trong 8 tháng tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch ước đạt 215,39 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 85,88% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung.
Chỉ tính riêng trong tháng 8/2022, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này tăng 9,5% so với tháng trước do sự tăng nhanh về kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chiến lược như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; giầy dép các loại…
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,7 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 34,3 tỷ USD nhưng do ảnh hưởng từ chính sách Zero Covid của Trung Quốc nên xuất khẩu sang thị trường này trong 8 tháng chỉ tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường tiếp theo là EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2022 ước đạt 30,96 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 34,4%).
Hàng hóa nhập khẩu vẫn chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước khi nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 94%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường nhập khẩu 8 tháng năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 81,8 tỷ USD tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.
Duy trì xuất siêu
Với diễn biến xuất nhập khẩu như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tháng 8/2022 ước xuất siêu 2,42 tỷ USD.
Tính chung 8 tháng năm 2022, cán cân thương mại tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu, ước tính xuất siêu khoảng 3,96 tỷ USD |
Tính chung 8 tháng năm 2022, cán cân thương mại tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu, ước tính xuất siêu khoảng 3,96 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,52 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,44 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,4 tỷ USD.
Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tạo thuận lợi hóa trong các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp (các thủ tục hoàn thuế, thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, cấp chứng nhận CO… cần phải được đẩy nhanh thông qua việc ứng dụng số hóa trong giải quyết thủ tục hành chính).
Bên cạnh đó, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để đảm bảo đủ nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng… chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt các FTA đã ký kết để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu các hàng hóa cơ bản, thiết yếu như: xăng dầu, điện, than… Theo dõi sát tình hình sản xuất phân bón trên thế giới để có giải pháp ứng phó phù hợp.
(责任编辑:La liga)
- ·Năm 2022: Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP 6
- ·Thủy sản Việt trước thềm TPP: Mừng ít, lo nhiều
- ·Đấu trí tập 15: Đại úy Vũ lo lắng đến gặp đại tá Giang khi được giao án mới
- ·Ban Quản lý dự án dùng NSNN được tạm chi thu nhập tăng thêm cho người lao động
- ·Chính sách tài khóa tiên phong trong vai trò ổn định kinh tế vĩ mô
- ·Hàng Thái giảm giá sốc tại Hội chợ Robins Thái Expo
- ·Tác động của TPP đến quan hệ thương mại Việt Nam và Australia
- ·Thêm hai công ty chấm dứt hoạt động đa cấp tại Việt Nam
- ·Liên minh châu Âu chính thức thông qua Đạo luật kiểm soát AI đầu tiên trên thế giới
- ·Honda triệu hồi hơn 21.000 ô tô lỗi túi khí
- ·Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2023
- ·Điều nặng lòng nhất của ca sĩ Hồ Việt Trung khi làm bố đơn thân
- ·Cục Thuế Hà Nội: Tỷ lệ kê khai thuế qua mạng đạt hơn 98%
- ·Đạo diễn hái ra tiền đứng sau phim 446 tỷ của Song Kang Ho, Lee Byung Hun
- ·Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID
- ·NSND Thanh Điền: 'Tôi vực dậy tinh thần sau nỗi đau Thanh Kim Huệ qua đời'
- ·Ca sĩ mặt nạ: Trấn Thành nhăn nhó, Tóc Tiên lại đòi bỏ nghề trên truyền hình
- ·RCEP được kỳ vọng kích hoạt toàn diện nền kinh tế Việt Nam
- ·Vịt bầu cổ xanh Bắc Kạn được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý
- ·Phạm Thu Hà tích cực tập luyện cho 'con đường âm nhạc'