会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả vdqg colombia】Đột phá cải cách kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi thương mại!

【kết quả vdqg colombia】Đột phá cải cách kiểm tra chuyên ngành, tạo thuận lợi thương mại

时间:2024-12-23 16:30:10 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:521次

xnk

Tổng cục Hải quan triển khai Trạm kiểm định di động phục vụ công tác kiểm tra nhanh các lô hàng phế liệu tại cảng Hải Phòng.

Tổng cục Hải quan đang khẩn trương hoàn hiện đề án để trình Thủ tướng Chính phủ,Độtphácảicáchkiểmtrachuyênngànhtạothuậnlợithươngmạkết quả vdqg colombia dự kiến vào cuối tháng 4/2020.

Khơi thông ách tắc trong KTCN

Đề cập đến sự cần thiết của đề án KTCLHHXNK, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, trong cải cách thông quan, giao dịch qua biên giới của Việt Nam thì nhóm cần cải cách nhất là KTCN. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đầu mối triển khai của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan thì tỷ lệ hàng hóa XNK phải KTCN đã giảm mạnh qua từng năm, năm 2019 giảm xuống mức 1,62% với hàng xuất khẩu (từ tỷ lệ 4,8% của năm 2015) và 19,1% với hàng nhập khẩu (từ tỷ lệ 25,93% của năm 2015).

Tuy nhiên, lưu ý rằng con số này chưa đạt mục tiêu của Chính phủ là giảm dưới mức 10% đối với hàng nhập khẩu vào năm 2018 - 2019. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, các bộ, ngành mới cắt giảm được 12.600/82.698 mặt hàng thuộc diện quản lý và KTCN. Đây là con số khá xa so với yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ là phải cắt giảm được 50% hàng hóa thuộc diện quản lý và KTCN vào năm 2018 - 2019.

Ông Đậu Anh Tuấn cho biết thêm, để tạo thuận lợi và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp (DN), thời gian tới VCCI sẽ phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện nhiều hoạt động quan trọng như: đẩy mạnh đối thoại giữa cơ quan hải quan và DN; tổ chức đánh giá mức độ hài lòng của DN khi thông quan; thúc đẩy các hoạt động đơn giản hóa KTCN khi đề án được Chính phủ phê duyệt.

Dự thảo đề án KTCLHHXNK của cơ quan hải quan không chỉ nhận được sự ủng hộ của đại diện VCCI mà còn nhận được sự đánh giá cao của chuyên gia kinh tế quốc tế.

Góp ý cho dự thảo đề án, ông Gregory Leon - Giám đốc Phòng Tăng trưởng kinh tế và quản trị nhà nước, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho rằng, ách tắc trong KTCN hàng hóa XNK tại Việt Nam sẽ được khơi thông khi cơ quan hải quan trở thành đầu mối kiểm tra chất lượng (KTCL) và an toàn thực phẩm (ATTP) đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu. Các DN có hàng hóa thuộc diện phải KTCL và ATTP sẽ chỉ cần làm việc với một cơ quan duy nhất khi thông quan hàng hóa. Cơ quan hải quan có thể giải phóng và thông quan nhiều lô hàng nhập khẩu hơn trên cơ sở chỉ kiểm tra hồ sơ trong nhiều trường hợp (do áp dụng quản lý rủi ro), tránh việc nhiều các cơ quan khác cùng tham gia kiểm tra, khiến cho quy trình thông quan bị chậm lại.

Đề án được triển khai sẽ giúp nhân rộng các thực tiễn tốt đã được thực hiện tại Việt Nam như các quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật ATTP, Nghị định 74/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Cũng theo ông Gregory Leon, đề án sẽ tạo cơ hội tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong việc thực hiện thủ tục KTCL và ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu, do đó có khả năng giúp giảm số lượng các lô hàng nhập khẩu thuộc diện phải KTCN. Điểm đáng chú ý nữa là dự thảo đề án đề cập đến áp dụng cách tiếp cận hoàn toàn mới, theo đó sẽ xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc diện KTCL, kiểm tra ATTP dựa vào lịch sử nhập khẩu hàng hóa và chất lượng hàng hóa chứ không chỉ dựa vào mức độ tuân thủ của DN. Cách tiếp cận này giúp giảm việc KTCL nhiều lần, đối với từng lô hàng. Đây là một bước cải cách to lớn, làm thay đổi căn bản cách thức KTCL hiện hành và có thể giúp giảm số lô hàng phải KTCL ít nhất là 50%...

Giảm chi phí, gia tăng tiện ích cho DN

Sau khi tiếp thu ý kiến từ các bộ, ngành, cộng đồng DN, chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế, dự thảo đề án KTCLHHXNK đang được cơ quan hải quan hoàn thiện (dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 4/2020) theo hướng áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, đơn giản thủ tục KTCN, giảm chi phí gia tăng tiện ích cho DN.

Theo ông Vũ Lê Quân - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan, dự thảo đề án được xây dựng với nhiều nội dung cải cách so với mô hình hiện nay, theo hướng đơn giản hóa, chuẩn hóa, thống nhất quy trình, thủ tục KTCL, kiểm tra ATTP.

Theo mô hình mới, hàng hóa nhập khẩu được phân loại vào các nhánh quy trình kiểm tra khác nhau theo hướng đơn giản dần dựa trên lịch sử hoạt động KTCL, kiểm tra ATTP mà các bộ, ngành, cơ quan hải quan, tổ chức đánh giá sự phù hợp đã thực hiện đối với mặt hàng, quá trình chấp hành pháp luật của DN; áp dụng chuyển đổi phương thức kiểm tra (từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường, kiểm tra thông thường sang kiểm tra giảm); thay đổi cách tiếp cận từ KTCL theo hàng hóa gắn với chủ hàng sang KTCL theo hàng hóa.

Ngoài ra, để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của DN về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tại mô hình mới quy định cơ quan hải quan kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% tổng số lô hàng nhập khẩu để đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ của DN. Đồng thời, đề án quy định trách nhiệm phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời phát hiện, xử lý hàng hóa không đạt chất lượng.

Đề án sẽ thúc đẩy việc tăng cường minh bạch thông tin thông qua việc công bố công khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW) danh mục hàng hóa thuộc diện KTCL và ATTP và các hàng hóa đủ điều kiện để được miễn giảm kiểm tra sau khi đã có 3 lần liên tiếp đạt yêu cầu nhập khẩu. Nhờ đó, sẽ giúp giảm thủ tục KTCL và ATTP đối với hàng nhập khẩu, đẩy nhanh việc thông quan giải phóng hàng hóa và giảm các chi phí cho DN.

Hơn nữa, với việc triển khai mô hình mới theo đề án, DN chủ động hơn trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa và trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh. DN được lựa chọn quy trình KTCL phù hợp với điều kiện kinh doanh; thông tin, quy định về KTCL hàng hóa được công khai, minh bạch trên NSW.

Sẵn sàng cho việc thực hiện đề án, ông Đỗ Văn Quang - Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan cho biết, đơn vị đã có sự chuẩn bị cho việc kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu với bộ máy gồm 10 đầu mối, có 7 phòng thí nghiệm đặt tại các vị trí trọng điểm trên cả nước (một số phòng thí nghiệm có thêm phòng thí nghiệm vi sinh). Các phòng thí nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ (BoA) cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2017 (Vilas). Đơn vị có hệ thống trang thiết bị khoảng 160 chủng loại máy phân tích khác nhau, gồm các máy phân tích cơ bản như quang phổ hồng ngoại, tử ngoại, các hệ thống máy nhiễu xạ, các máy phân tích hàm lượng, tính chất cơ lý sắt thép.

Theo sự phân công của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP (ngày 1/1/2020) và Nghị quyết số 99/NQ-CP (ngày 13/11/2019), Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan xây dựng Đề án KTCLHHXNK. Mục tiêu của đề án là cắt giảm chi phí, thời gian và tạo thuận lợi cho DN, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở cải cách thực chất công tác KTCN theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện KTCN tại cửa khẩu (trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh, quốc phòng, kiểm dịch...) do bộ, ngành có chức năng quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm.

-----------------------------------------------------------------------------------------------


* Ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương:

Cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng KT­CN

bt

Ngay từ đầu năm 2020, Bộ Công thương đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BCT về việc tiếp tục rà soát để cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC), điều kiện đầu tư kinh doanh và cải cách công tác KTCN tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DN và người dân. Với 446 TTHC hiện có, Bộ Công thương cũng đã phân cấp cho các địa phương thực hiện 152 TTHC (132 TTHC thực hiện ở cấp tỉnh; 18 TTHC thực hiện ở cấp huyện, 2 TTHC thực hiện ở cấp xã).

Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Bộ Công thương sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nguyên tắc cải cách về quản lý, KTCN, gồm áp dụng quản lý rủi ro dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích về mức độ tuân thủ của DN và mức độ, quy mô rủi ro của hàng hóa; chuyển mạnh từ thực hiện kiểm tra tại giai đoạn thông quan hàng hóa sang chủ yếu giám sát tại thị trường nội địa; công bố công khai danh mục mặt hàng KTCN kèm mã số HS ở cấp độ chi tiết, cách thức quản lý chuyên ngành về xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng và chi phí mà doanh nghiệp phải trả, hình thức công khai phải đảm bảo phù hợp, dễ tiếp cận; áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 hoàn thành trong năm 2020.

Đồng thời, Bộ Công thương sẽ hoàn thành rà soát, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng quản lý, KTCN tính tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP; công bố công khai đầy đủ trên Trang thông tin điện tử của bộ quản lý chuyên ngành về danh mục với mã HS tương ứng kèm theo Bảng so sánh danh mục mặt hàng quản lý, KTCN trước và sau khi cắt giảm, hoàn thành trong quý I/2020.


* Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KH&CN):

Cơ chế hậu kiểm đã tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho DN

lin

Bộ KH&CN đã chuyển 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa (SPHH) do bộ quản lý sang cơ chế hậu kiểm. Cụ thể đã cắt giảm từ 24 nhóm SPHH (với 299 loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS) phải kiểm tra trước thông quan xuống còn 2 nhóm SPHH phải kiểm tra (tương ứng với 20 loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS) là xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

Cuối năm 2019, Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 3810 công bố SPHH nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, bao gồm: 27 nhóm hàng với 268 mã HS được quản lý bởi 10 quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) của bộ và 1 thông tư liên tịch về thép. Như vậy đến nay, Bộ KH&CN đã chuyển sang hậu kiểm đối với 92,6% nhóm SPHH (với 92,5% loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS).

Về đơn giản hóa thủ tục kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, Bộ KH&CNđã trình Chính phủ ban hành nghị định quy định việc miễn kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu. Đối với hàng hóa áp dụng biện pháp hậu kiểm, thời gian kiểm tra và thông quan hàng hóa chỉ tối đa 1 ngày. Đồng thời, bộ đã quy định đối với hàng hóa nhập khẩu có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật của cùng một cơ sở sản xuất, xuất xứ do cùng một người nhập khẩu, sau 3 lần nhập khẩu liên tiếp có kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ được cơ quan kiểm tra có văn bản xác nhận miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng trong thời hạn 2 năm.

Theo báo cáo của các địa phương, sau khi được chuyển sang cơ chế hậu kiểm, trong quý I/2020 với hơn 16.000 lô hàng nhập khẩu, đã tiết kiệm chi phí (bao gồm chi phí lưu kho, bãi; chi phí cho người đi làm thủ tục nhập khẩu) cho DN là hơn 75 tỷ đồng.


* Bà Nguyễn Thị Kim Anh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT):

Chủ động, tích cực cải cách công tác KTCN

ka

Trong lĩnh vực nông nghiệp hiện có 34 văn bản quy định về KTCN. Hệ thống văn bản liên quan tới hoạt động KTCN của Bộ NN&PTNT được xây dựng và ban hành cơ bản đầy đủ. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng thực hiện các hoạt động kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm các sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của bộ. Bộ NN&PTNT đang tiếp tục tổ chức hiệu quả các phương án cải cách hoạt động KTCN đã được thể hiện trong các thông tư của bộ để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN. Đặc biệt, mới đây Bộ NN&PTNT đã công bố mặt hàng quản lý, KTCN thuộc phạm vi quản lý trước và sau khi bãi bỏ, đơn giản hóa, từ 7.968 dòng hàng xuống còn 1.768 dòng hàng.

Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục rà soát, cắt bỏ, đơn giản hóa những mặt hàng phải KTCN, theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, bộ sẽ rà soát, cải cách hoạt động KTCN trong lĩnh vực NN&PTNT theo hướng xã hội hóa, chuyển từ kiểm tra trước sang kiểm tra sau thông quan và thống nhất một đầu mối quản lý hàng hóa KTCN; loại bỏ các chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.


* Ông Phạm Hoàng Hải - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Ý tại Việt Nam (ICHAM):

Tạo tiền đề cho việc số hóa hoạt động KTCN

hai

Với tư cách là đại diện của cộng đồng DN Ý tại Việt Nam, ICHAM rất hoan nghênh giải pháp thống nhất 1 đầu mối thực hiện KTCN, vì chắc chắn nó sẽ giảm được rất nhiều thời gian và công sức của DN. Đồng thời, phương thức này nâng cao được sự minh bạch trong hoạt động KTCN. Quy trình càng được chuẩn hóa, đơn giản, rõ ràng thì việc công khai minh bạch càng dễ. Dồn về 1 đầu mối thực hiện cũng tạo tiền đề vững chắc cho việc số hóa việc KTCN. Tất nhiên, sẽ mất một thời gian để Tổng cục Hải quan và các bộ liên quan có thể thống nhất và chuẩn hóa thông tin, dữ liệu, nhưng đây là một việc rất cần thiết và là một bước quan trọng để hiện thực hóa chính phủ điện tử.

Các DN hội viên của ICHAM cũng nhập khẩu rất nhiều (cả về mục đích thương mại và sản xuất), do đó các DN Ý tại Việt Nam sẽ đón nhận rất tích cực việc đổi mới KTCN này. Sau khi các DN sản xuất của Ý tại Việt Nam hoạt động bình thường trở lại (khi dịch bệnh qua đi), việc đa dạng hóa nguồn cung sẽ là một trong những điều đầu tiên họ tiến hành cho kế hoạch sản xuất trung và dài hạn. Trước đây, nhiều DN của ICHAM thường phàn nàn về việc mất nhiều thời gian cho thủ tục KTCN do có rất nhiều cơ quan của các bộ, ngành khác nhau cùng tham gia vào thủ tục này. Do đó, nếu được quy về 1 mối như đề xuất của Bộ Tài chính thì các thủ tục hành chính sẽ giảm đi và điều này sẽ giúp cho các DN tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian.

Hải Linh và nhóm PV (thực hiện)

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Kiểm tra, xử lý các dự án kéo dài nhiều năm
  • HLV Kim Sang
  • SVĐ mất điện, trận đấu Thanh Hóa
  • Thái Lan dùng đội dự bị cũng thắng tuyển Việt Nam
  • Chủ tịch SAGS Sài Gòn nói về việc ngừng phục vụ chuyến bay Bamboo Airways
  • Giải nghệ gần 10 năm, Lê Công Vinh đi học bằng huấn luyện viên
  • Thời trang gôn Jack Nicklaus đáp ứng chuẩn mực thời trang 'Golf Etiquette'
  • HLV Hàn Quốc hết hợp đồng, buồn bã về nước: Cục TDTT lục tục gửi thư mời gia hạn
推荐内容
  • Kiên quyết chấn chỉnh tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường
  • Thêm một tuyển thủ Việt Nam xuống chơi ở giải hạng Nhất 2024/2025
  • Bóng đá Trung Quốc chia tay siêu sao từng kiếm được hơn 5.000 tỷ đồng
  • Bóng đá Trung Quốc chia tay siêu sao từng kiếm được hơn 5.000 tỷ đồng
  • Yêu nhanh tôi được những gì?
  • Nhận định vòng 1 V.League: Hà Nội FC có chiến thắng, Thanh Hóa vượt khó