【kết quả trận augsburg】Huế và điểm nhấn đô thị đại học
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Giám đốc ĐH Huế và hy vọng ĐH Huế sẽ không ngừng phát triển
Đô thị đại học có thể được hiểu là đô thị được quy hoạch tổng thể với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội,ếvàđiểmnhấnđôthịđạihọkết quả trận augsburg có các công trình phục vụ mục đích nghiên cứu giáo dục, dịch vụ kết hợp giữa Nhà nước và xã hội hoá... Tất cả đều xoay quanh hạt nhân chính là các trường đại học.
Với khu Trường Bia được hình thành cách đây hơn 20 năm, Huế là một trong 5 địa phương về xây dựng mô hình làng đại học, được xem là “phiên bản” của đô thị đại học. Vì nhiều lý do, làng Đại học Huế cho đến nay vẫn còn dang dở. Đó cũng là trăn trở của người đứng đầu Chính phủ khi Thủ tướng chỉ đạo đầu tư khu đô thị Đại học Huế tại Trường Bia; trong đó, Thủ tướng giao cho Chủ tịch UBND tỉnh tích cực vận động hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Thủ tướng cũng giao cho các bộ, ngành liên quan vận động tìm nguồn để có được 100 triệu USD từ nguồn vốn ODA, đầu tư xây dựng đô thị Đại học Huế hoàn chỉnh.
Ra đời từ năm 1957, Đại học Huế là cơ sở đại học được hình thành và phát triển sớm nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trải qua 60 năm, với nhiều lần thay đổi về tên gọi, mô hình tổ chức và cả cấu trúc, Đại học Huế có vị thế và vai trò lịch sử không bao giờ thay đổi, là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, quy mô lớn và chất lượng đào tạo giáo dục hàng đầu. Với 47.500 sinh viên chính quy, 3.878 cán bộ, viên chức và lao động, trong đó có gần 250 giáo sư, phó giáo sư... cho thấy quy mô lớn đứng hàng thứ hai quốc gia của Đại học Huế, chỉ xếp sau Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Còn con số 8 trường đại học thành viên, 2 khoa trực thuộc, 1 phân hiệu, 2 viện nghiên cứu, 7 trung tâm và nhà xuất bản với 119 ngành đào tạo đại học, 81 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 52 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, cho thấy tính chất đa ngành, đa lĩnh vực và uy tín hàng đầu của thương hiệu Đại học Huế. Đó là những lý do không phải ngẫu nhiên mà Đại học Huế luôn nằm trong top 5 bảng xếp hạng các đại học cả nước và vị thứ 350 đại học hàng đầu châu Á.
Giáo dục đại học nói chung và giáo dục ở Đại học Huế nói riêng đang đứng trước rất nhiều thách thức trong hội nhập và phát triển. Điều đáng nói là trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn đó, Đại học Huế đã luôn vận động và xác định được hướng đi cho riêng mình. Một trong hướng đi đã được khẳng định của Đại học Huế là phát triển theo định hướng nghiên cứu. 5 năm qua, Đại học Huế có 179 đề tài cấp Quốc gia. Mỗi năm, Đại học Huế có khoảng 300 - 400 bài báo khoa học công bố trên các tạp chí thuộc danh mục ISI và SCOPUS. Xếp hạng theo số lượng công bố ISI giai đoạn 2016 -2017, Đại học Huế xếp hạng 8 trong số 10 đại học hàng đầu Việt Nam, một thành quả đáng tự hào nhưng chưa thật hài lòng.
Theo dõi buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Đại học Huế, dễ dàng nhận thấy điểm gặp gỡ thú vị giữa khát vọng vươn lên của một cơ sở giáo dục hàng đầu với sự cảm thấu và tâm huyết góp phần gỡ khó của người đứng đầu Chính phủ. Trong phát biểu của mình, lời Thủ tướng lưu ý cũng đã chạm vào tâm thức và tình cảm bao người dân Huế: “Đại học Huế phải đào tạo ra những người không chỉ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ sư, bác sĩ bình thường, mà còn cả văn hóa, đúng như xứ Huế giàu truyền thống quý báu của chúng ta”.
Hội nhập và phát triển đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết và 4 định hướng được Thủ tướng nêu ra là cách “gỡ khó” cho Đại học Huế: Quan tâm phương pháp nghiên cứu, kỹ năng mềm cho sinh viên; đào tạo theo nhu cầu xã hội gắn xu thế quốc tế, sinh viên phải tự lập khởi nghiệp; cần tăng cường ứng dụng công nghệ; cuối cùng là chuyển dần sang tự chủ đại học. Rõ ràng, khi mà tự chủ đang là xu thế quản trị đại học của thế giới, Đại học Huế cần phải đổi mới theo lộ trình đó. Tự chủ về hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, chủ động về tài chính, về cơ chế, nhân sự và mọi mặt trong hoạt động. Cái đích hướng đến, như khẳng định của Thủ tướng, là “các sản phẩm của Đại học Huế phải được “kiểm định” đánh giá thường xuyên, công khai và được trong nước, quốc tế chấp nhận”.
Khi đặt viên gạch đầu tiên, Đại học Huế đã góp phần bổ sung thêm một giá trị mới vào truyền thống văn hóa của vùng núi Ngự, sông Hương và luôn mong muốn về sự phát triển không ngừng. Đã đến lúc, Đại học Huế cần có sự bứt phá để vươn lên. Trong ý nghĩa đó, chuyến thăm Đại học Huế vào đầu năm mới 2018 của Thủ tướng Chính phủ như một khởi đầu mang tính biểu tượng. Nó đến từ một sự quan tâm đầu tư cụ thể để Huế sớm có một đô thị đại học hoàn chỉnh và góp thêm một điểm nhấn trên mảnh đất Cố đô.
Bài, ảnh: Minh Tâm
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Không phát triển xanh, chúng ta sẽ phải trả giá
- ·TX.Bến Cát: Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực văn hóa
- ·Sơ tuyển Chuông vàng vọng cổ truyền hình: Hơn 50 thí sinh tham gia
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·Tượng đài chiến thắng Bông Trang
- ·Vietnamese in Laos remembers late President Kaysone Phomvihan on birth anniversary
- ·Thưởng lãm tinh hoa sơn mài Bình Dương
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·VinSmart đã xuất khẩu điện thoại sang Mỹ
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Học lịch sử qua những bài sử ca
- ·Sôi nổi hội thi “Tiếng hát karaoke” huyện Bàu Bàng
- ·Sắp có biệt thự dưới nước đầu tiên trên thế giới
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Nhìn từ triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh
- ·Lễ Giỗ tổ Hùng Vương ở Bình Dương
- ·Còn mãi xuân nồng
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Đa dạng chương trình văn nghệ phục vụ tết cho công nhân