【truc tuyến bóng đá】Sự thật về việc người Hà Nội đu dây qua sông
Để tìm hiểu thực hư sự việc,ựthậtvềviệcngườiHàNộiđudâyquasôtruc tuyến bóng đá PV đã đến "điểm nóng" thôn Mai Châu (xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội). Những gì chúng tôi bắt gặp là 2 hệ thống dây cáp đã bị tháo gỡ một phần, nằm im lìm, một chiếc đệm mút đặt trên chiếc quang chở hàng (phần di chuyển của cáp treo tự chế) đã mọc cỏ.... Người dân đã không được dùng phương tiện có ích do mình ứng dụng sáng tạo trong lao động vì “cơn bão của truyền thông trái chiều”.
Cơn bão về thông tin trái chiều quanh câu chuyện “Người Hà Nội đu dây qua sông” đã khiến cho nơi đây không còn cởi mở nữa. Nhiều người dân được hỏi đều “lắc đầu” không trả lời báo chí với 3 không: không biết, không liên quan, không thấy...
"Cáp treo tự chế" phục vụ sản xuất
Vất vả lắm chúng tôi mới tìm gặp được một thanh niên (giấu tên) làm việc tại bãi cát, nơi có 1 tời qua sông. Anh chia sẻ: “Dân chúng tôi làm tời này để vận chuyển chuối và phân bón qua sông, chứ có gì đâu”. Cũng theo người thanh niên này, từ khi mọi người dựng lên hệ thống tời thì năng suất lao động đã tăng lên gấp nhiều lần.
Trước khi có tời người dân phải chuyên chở phân bón, chuối và các nông sản khác bằng thuyền rất vất vả. Thuyền nhỏ chở không được nhiều, nông sản đưa lên thì dập nát mà thời gian vận chuyển quá dài. Trung bình mỗi lần sang sông bằng thuyền phải mất từ 20 đến 30 phút, khi nước chảy xiết còn lâu hơn và rất nguy hiểm. Với hệ thống tời này chỉ cần khoảng 2 phút phân bón đã được chuyển ra đến bãi bồi và nông sản chuyển trở lại bờ.
Không ai phủ nhận mục đích ban đầu là để chuyển phân bón, nông sản qua sông. Không ai phủ nhận được sự lao động sáng tạo của người dân nơi đây. Họ tự bỏ tiền, tự làm ra công cụ để tăng năng suất lao động. Điều đó cần khuyến khích, động viên, giúp đỡ để cuộc sống của những người dân tốt lên.
Hệ thống cáp treo đã tháo
Một chiếc "quang treo" để qua sông đã mọc cỏ.
Tuy nhiên, qua trao đổi với người thanh niên này, anh thừa nhận “cũng có lúc chở người” nhưng thường là 1 người trên giá bằng sắt chắc chắn.
Cụ Điềm (năm nay 88 tuổi) chia sẻ: “Nhà tôi không có ai sang trồng trọt bên đấy. Cũng thấy gia đình các hộ làm tời chở chuối, rau từ bên đó về và chở phân bón sang”. Chúng tôi hỏi lại nhiều lần về chuyện cụ có thấy chở người hay không thì cụ Điềm im lặng.
Qua tìm hiểu được biết bãi bồi ở giữa sông đoạn chảy qua thôn Mai Châu, xã Đại Mạch rộng chừng 20ha với 20 hộ dân chia nhau canh tác chồng chuối, ổi, rau... Với diện tích khá lớn như vậy đất đai phì nhiêu do phù sa bồi đắp, thêm vào đó thời gian gần đây do có nhiều hồ thủy điện nên bãi bồi không còn bị ngập, người dân có thể canh tác lâu dài và đem lại công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho các hộ gia đình.
Trước đây, việc qua lại 2 bên giữa bãi bồi và làng xóm đều bằng thuyền, đến năm 2013, người dân mới chung tiền để lắp đặt hệ thống tời, hay còn gọi là cáp treo tự chế để vận chuyển sang sông.
Yêu cầu dân dừng vì... báo chí về nhiều
Chúng tôi đến gặp ông Vương Ngọc Chi, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Mạch. Ông Chi chia sẻ: “Hiện nay người dân rất bức xúc về chuyện họ đang sử dụng tời hiệu quả tốt như vậy mà lại tạm dừng”.
Trả lời câu hỏi vì sao xã đánh giá tốt như vậy mà lại yêu cầu tạm dừng, ông Chi cho biết: “Vì báo chí về nhiều quá. Một mặt chúng tôi đã yêu cầu không chở người rồi, nếu chở người xảy ra sự cố mất an toàn sẽ rất phức tạp”.
Ông Vương Ngọc Chi, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Mạch (Đông Anh, Hà Nội)
Giải thích cho việc tại sao có hình ảnh chở người qua sông có mặt trên phương tiện thông tin đại chúng, ông Chi giải thích: “cách đây khoảng 3-4 hôm, có 2 cậu phóng viên thực tập đã gặp gỡ hộ dân có cáp và muốn quay clip, và cho cháu bé 7-8 tuổi lên tời và tời qua sông và quay lại cảnh này”. Ông Chi thuật lại lời hộ dân cho rằng do phóng viên thực tập “lừa” nên có cảnh đó, nhưng ông không nhớ chính xác là bao giờ, ông nói khoảng một tuần.
Ông Chi cho rằng: “Vì có cái clip dàn dựng đó mới có chuyện chở người, bình thường người dân đi thuyền sang, khi thu hoạch được chuối người ta mới chuyên chở bằng tời sang”.
Về câu hỏi "Video clip trên báo cho thấy có nhiều người sang bãi bồi bằng tời chứ không riêng gì cháu bé?", Ông Chi ngập ngừng cho biết: “Tôi được anh em công an báo cáo là tời này chỉ chở hàng”.
Hỏi về việc có xem clip chở người hay không thì ông Phó chủ tịch rất thật thà: “Tôi không xem nhưng mà có anh em cơ quan xem”... Tuy nhiên vị Phó chủ tịch xã vẫn khẳng định video clip chỉ là dàn dựng (???)
PV tiếp tục hỏi: "Thời gian đưa tời này vào hoạt động khoảng 1 năm, vậy căn cứ vào đâu mà xã khẳng định hệ thống tời này không chở người?”. Ông Chi khẳng định: “Vì anh em công an đã xuống ký cam kết rồi. Cam kết từ thời điểm có hệ thống cáp tời”.
Ông Chi khẳng định giao cho Công an xã đi kiểm tra thường xuyên. Một tuần có khoảng vài buổi xuống khu vực này.
Chúng tôi hồ nghi về việc khẳng định là “không chở người là chưa có đủ cơ sở” thì ông Chi cho rằng: “Về mặt quản lý nhà nước, xã đã có văn bản thông báo, cam kết rồi. Chúng tôi làm việc ở đây làm sao mà ngày nào cũng xuống đó xem có chở người hay không”.
Căn cứ trên giấy tờ mà ông Vương Ngọc Chi cung cấp thì ngày 30/12/2013, ngay khi phát hiện người dân tự phát dựng tời xã đã đến tiến hành lập biên bản công trình trái phép đối với 2 hộ dân dựng cáp là ông Cao Văn Nghĩa và ông Trần Văn Dưa (thôn Mai Châu), yêu cầu dỡ bỏ hệ thống tời trước ngày 31/12/2013.
Nhưng đến ngày 31/12/2013, UBND xã Đại Mạch lại ra văn bản thông báo số 106/TB-UBND với nội dung: “Nghiêm cấm việc sử dụng cáp treo để vận chuyển người. Việc sử dụng cáp treo phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông đường thủy. Các vấn đề liên quan đến thiệt hại cho người và các phương tiện giao thông trên sông do hệ thống cáp treo tự chế của các hộ dân nêu trên thì các hộ dân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.” Như vậy chỉ 2 ngày liền nhau mà giữa Công an xã và UBND xã Đại Mạch có cách giải quyết “khác nhau”.
Về sự tiện ích, không ai có thể phủ nhận được sự tiện ích của hệ thống cáp treo tự chế của người dân. Cũng theo ông Phó chủ tịch xã, nếu cáp treo mà đủ điều kiện thì còn an toàn hơn, nhanh hơn đi thuyền rất nhiều.
Thiết nghĩ, chính quyền xã nên hướng dẫn người dân làm 1 hệ thống cáp treo chung, có kiểm định đảm bảo an toàn để có thể phục vụ đời sống sản xuất. Chính những việc làm “lúng túng” của địa phương đã khiến các cơ quan báo chí có những ý kiến khác nhau, gây nhiễu loạn thông tin.
Theo Infonet
Hàng lậu vượt cửa khẩu Cầu Treo: Tự mở đường để... chuyển hàng(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Sóc Trăng: Bắt 3 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy
- ·Nở rộ xu hướng kinh doanh thực phẩm sạch
- ·Cà Mau tham dự "Festival Ninh Bình 2022
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·Đội ngũ trí thức, nghệ sỹ cống hiến vì khát vọng Việt Nam hùng cường
- ·Hiệu quả khi có thêm phần học lái xe trên ca bin mô phỏng
- ·Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bình Phước lần thứ V sẽ diễn ra vào ngày 18
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·Quyết tâm xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Kịp thời dập tắt đám cháy tại phường 2, Tp Cà Mau
- ·Hoa muống biển Trường Sa
- ·An Giang: Bắt tạm giam đối tượng sử dụng mạng xã hội để chống Đảng, Nhà nước
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Công an Bình Phước thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng
- ·Đại nhạc hội của những trái tim nhân ái
- ·Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Binh đoàn 16: Phát triển kinh tế