【bongdalu mobile】Ngành dệt may xuất siêu 8,86 tỷ USD trong nửa đầu năm
Dệt may đối diện nhiều thách thức tại các thị trường nhập khẩu lớn | |
Xuất khẩu dệt may vào Nam Mỹ quá khiêm tốn so với tiềm năng |
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: NT |
Tại buổi Họp báo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022 của ngành dệt may Việt Nam ngày 21/7, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: năm 2022 là thời điểm mà các doanh nghiệp dệt may từng bước phục hồi sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt khoảng 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng may mặc đạt kim ngạch 16,94 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước; vải đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20,8%; xơ sợi đạt 2,76 tỷ USD, tăng 4,4%; phụ liệu dệt may đạt 734 triệu USD, tăng 22,3%; vải không dệt đạt 452 triệu USD, tăng 25,5%.
Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 13,4 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ 2021.
Với kết quả trên, toàn ngành dệt may xuất siêu 8,86 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
“Đây có thể xem là nỗ lực tuyệt vời của các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn”, ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may đã trải qua những cung bậc khá khác biệt. Trong khi quý 1/2022 triển vọng xuất khẩu rất khả quan; tháng 4/2022, tháng 5/2022 tình hình vẫn tương đối tốt thì tháng 6/2022 bắt đầu xuất hiện khó khăn nhất định trong tiêu thụ dệt may trên toàn cầu.
Bắt đầu cuối quý 2/2022, trong khi các mặt hàng giá rẻ tiêu thụ số lượng lớn như hàng dệt kim, đồ nỉ, một số quần áo bảo hộ lao động... thì hàng dệt may cao cấp như veston vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng tốt.
Năm 2022, toàn ngành dệt may hướng tới mục tiêu xuất khẩu 42-43 tỷ USD. Ảnh: N.Thanh |
Trả lời câu hỏi của phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Vũ Đức Giang đã chỉ rõ một số khó khăn nổi cộm của ngành dệt may trong nửa đầu năm.
Thứ nhất, ngành sợi có nhiều tín hiệu tích cực trong quý 1/2022 thì bắt đầu quý 2/2022 gặp khó khăn khi giá bông xơ tăng cao, đảo chiều nhanh. Trước đây, thị trường chủ yếu của ngành sợi Việt Nam là Trung Quốc thì từ quý 2/2022, Trung Quốc kiểm soát dịch chặt chẽ, duy trì chính sách “Zero-Covid” dẫn tới hàng loạt nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, đẩy ngành sợi Việt Nam vào cảnh thêm khó khăn.
“Đáng chú ý, ở góc độ thị trường, nửa đầu năm, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là 5 thị trường xuất khẩu hàng đầu của dệt may Việt Nam; trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm 40% thị phần. Kinh tế Mỹ suy giảm, lượng tồn kho lớn; sức mua của thị trường EU, Nhật Bản cũng giảm đã gây ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu dệt may Việt Nam trong cuối quý 2/2022, đầu quý 3/2022”, ông Vũ Đức Giang nói.
Bên cạnh đó, một vấn đề đáng lưu ý là thị trường EU đã đưa ra chính sách sử dụng sản phẩm tái chế. Doanh nghiệp Việt Nam cũng phải thay đổi nhanh chóng các dòng sợi sử dụng, đồng thời áp dụng các thiết bị công nghệ phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường EU.
Trước những khó khăn đặt ra, các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, điển hình là thay đổi kết cấu thị trường xuất khẩu.
Với các thị trường nhu cầu giảm xuống, doanh nghiệp xuất khẩu đã tìm cách chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường mới như khu vực Trung Đông, châu Phi. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh áp dụng công nghệ, tự động hóa và quản trị số. Nhiều công đoạn trong ngành may, các doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị tự động hóa…
"Hiện nay, chương trình xanh hóa ngành dệt may Việt Nam cũng đang được các doanh nghiệp đẩy mạnh. Một là, doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm đạt chuẩn mực theo yêu cầu khách hàng. Thứ hai là, doanh nghiệp đầu tư cây xanh, máy lạnh… tạo môi trường làm việc xanh. Thứ ba là, doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng mặt trời, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo…", ông Vũ Đức Giang thông tin thêm.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Chi bộ Công ty Cổ phần Quản lý Vận hành Nguyễn An kết nạp 2 đảng viên mới
- ·Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An Khóa III (2019
- ·Thủ Thừa Invest tiên phong phát triển Đô thị trung tâm hành chính tại Thủ Thừa, Long An
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·Nên mua chung cư mini hay nhà tập thể?
- ·WinCommerce tiếp tục triển khai chiến lược 'giá tốt'
- ·Làm răng Implant có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp là gì?
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Chủ động phòng, chống hàng giả, kém chất lượng đối với vật tư nông nghiệp
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·Trần Anh Group ký kết hợp tác chiến lược phân phối dự án La Villa Green City
- ·Thay pin Samsung A50 chính hãng giá ưu đãi
- ·Công ty TNHH Thương mại Cẩm Thành: Vì một môi trường lao động an toàn
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Tiêm meso bị sưng đỏ: Nguyên nhân và cách xử lý
- ·Công ty Điện lực Long An trao giải thưởng các cuộc thi Tiết kiệm điện
- ·VNPT Long An trao thưởng chương trình 'Tuổi mới rực rỡ
- ·Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- ·Giá vàng hôm nay 23/7/2024: Vàng miếng SJC 'bốc hơi' nửa triệu đồng mỗi lượng