【nhận định benfica vs】Nghị quyết về thoái vốn ngân hàng sẽ ban hành trong tháng 2
Đây là hai trong số nhiều động thái nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong 2 năm tới,ịquyếtvềthoáivốnngânhàngsẽbanhànhtrongthánhận định benfica vs được công bố tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ Tái cơ cấu DNNN năm 2014 -2015 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì ngày 18/2, tại Hà Nội.
Mỗi năm cổ phần hóa 216 DN
Theo ông Phạm Viết Muôn, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, kết quả thực hiện CPH DN trong 3 năm qua đạt thấp (180 DN) nên số DN còn lại phải CPH trong năm 2014 và 2015 sẽ là 432 đơn vị. Như vậy, bình quân mỗi năm sẽ phải CPH 216 DN.
Cùng với đó, sẽ sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế mới phù hợp, khả thi để bán, giao, giải thể, phá sản 22 DN. Ban Chỉ đạo cũng dự kiến, đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, TCT nhà nước đạt khoảng 22.000 tỷ đồng.
Để đạt mục tiêu CPH trong 2 năm tới, ông Muôn cho biết sẽ cần có một loạt những giải pháp đột phá. Được biết, ngay quý I, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Đề án thí điểm góp vốn cổ phần để thành lập mới đối với một số đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị thuộc tập đoàn, TCT nhà nước.
Cũng trong quý I, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của DN, trình quy chế đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN, và quy chế quản trị, công bố thông tin của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sỡ hữu.
Trong tháng 2 này, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về thoái vốn ngân hàng, định hướng thoái vốn dưới mệnh giá sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính theo quy định; chuyển nhượng các khoản đầu tư tại công ty cổ phần chưa niêm yết có giá trị lớn theo mệnh giá, phương thức thoái vốn, lựa chọn tổ chức tài chính trung gian…
DN kêu khổ vì “sở hữu chéo bất đắc dĩ”
Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo các DNNN thống nhất cao quyết tâm tái cơ cấu DNNN và CPH DNNN. Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện được các DN nêu ra .
Ông Trần Ngọc Thuần - Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam đề nghị cần hoàn thiện các điều kiện pháp lý với các đơn vị đầu tư ra nước ngoài, như một số dự án đầu tư ở Campuchia rất hiệu quả nhưng đang cần thoái vốn để thu vốn về. Bên cạnh đó là việc thoái vốn ngoài ngành ở các dự án dở dang trong nước, bởi theo ông “cần có lộ trình đợi đến khi dự án hoàn thành để tránh thất thoát tài sản nhà nước. Dự án như chiếc áo đang may còn thiếu khuy thiếu cúc thì chưa bán được”.
Bên cạnh đó, ông cũng nêu ra một mục tiêu tốt được thực hiện nhưng rồi lại trở thành vướng mắc cho việc tái cơ cấu DN. Đó là hưởng ứng phong trào Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, hai ba năm trước trong các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước đã phát động phong trào dùng sản phẩm, dịch vụ của các DN cùng tập đoàn và như vậy đã tạo nên một số sở hữu chéo.
Cùng chia sẻ với tình huống “sở hữu chéo bất đắc dĩ” và không thể ép tiến độ thoái vốn, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV nêu thực trạng, không ít DN vay vốn ngân hàng thế chấp bằng cổ phiếu ở DN khác như vậy vô hình chung ngân hàng mắc vào sở hữu chéo.
Đối với việc thoái vốn, ông Hà nêu ví dụ có những khoản đầu tư ngoài ngành thu lỗ, nhưng cũng có những khoản đầu tư hiệu quả, vậy có phải thoái vốn bằng bất cứ giá nào để hoàn thành đúng thời hạn 2015 hay không? Đây là những trường hợp cần có những quy định cụ thể.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương tại hội nghị. Ảnh: TTXVN |
Cắt chức lãnh đạo DN không nghiêm túc thực hiện CPH
Trong một cuộc họp mới đây với lãnh đạo các địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh nhiệm vụ cải cách DNNN trong 2 năm tới, đẩy mạnh CPH DNNN trong bối cảnh thị trường đã thuận lợi hơn. Thủ tướng cũng lưu ý hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM còn chậm chạp, gần như chưa có nhiều chuyển động trong việc tái cơ cấu DNNN.
Ông Phạm Viết Muôn cho biết, thời gian tới sẽ tập trung quyết liệt hơn đối với những đơn vị có nhiều DN thuộc diện CPH nhưng kết quả kém. Cụ thể là TP.HCM có 77 DN, Hà Nội 49 DN, Hải Phòng 15 DN, Bình Định 7 DN, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 16 DN, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản 8 DN, TCT Hàng Hải Việt Nam 11 DN. Chỉ tính riêng 7 đơn vị này đã có tới 183/432 DN CPH của cả nước, chiếm khoảng 43%.
Đặc biệt là sẽ quy trách nhiệm cho từng lãnh đạo bộ ngành, địa phương, DNNN phải chịu trách nhiệm hành chính trước Thủ tướng về kết quả tái cơ cấu DNNN. Sẽ xử lý nghiêm, cách chức miễn nhiệm và điều chuyển lãnh đạo DN nào không nghiêm túc thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả việc tái cơ cấu DNNN và nhiệm vụ chủ sở hữu giao./.
Hoàng Yến
(责任编辑:World Cup)
- ·Thương hai bé người Dao mắc bệnh thiếu máu huyết tán
- ·Cambodian inspection minister visits Inspector Training College
- ·Government proposes three new laws on data, disease prevention and health insurance
- ·Geneva photo exhibition sheds light on 1954 agreement
- ·Sững sờ phát hiện chuyện ngoại tình của sếp
- ·Cambodian inspection minister visits Inspector Training College
- ·President Tô Lâm receives ambassadors, chargés d’affaires of EU
- ·Việt Nam attends BRICS Dialogue with Developing Countries
- ·Phiêu lưu 'Máy bay bà già' yêu trai trẻ
- ·Prime Minister hosts Venezuelan foreign minister
- ·Có chăng chuyện 'thối án' từ 20 năm trước?
- ·President hands over appointment decisions to new Deputy PM, Public Security Minister
- ·HCM City active in promoting Việt Nam – Russia ties: official
- ·Việt Nam attends 112th Int'l Labour Conference
- ·Bài phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy gặp mặt mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão năm 2023
- ·Party official receives Dominican Republic’s United Left Movement delegation
- ·National Assembly discusses special mechanisms and policies for Đà Nẵng's growth
- ·Party official hopes for stronger Việt Nam
- ·Nỗ lực thực hiện tốt hơn Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ trong phát triển đô thị bền vững
- ·Việt Nam aims to become address for partners to settle regional, int'l disputes: Diplomat